HRS.ULSA – Kết nối đam mê

Chia sẻ – Kết nối – Phát triển

[2014.11.21] KNS – Học tập theo phương pháp VAK – Thành Đạt – Ban TTĐN

Bình luận về bài viết này

Học tập theo phương pháp VAK

Có lúc nào khi bạn học một bài mà bạn cảm thấy học rất dễ dàng, rất dễ hiểu, nhưng có lúc nào học một bài có cùng độ dài, độ khó như vậy mà bạn học mãi không hiểu, rất khó để tiếp thu không? Hoặc có những người học theo kiểu chăm chú nghe thầy cô giảng bài, còn có những người lại thích được tự mình thực hành, tự mình thí nghiệm. Tại sao lại có những sự khác biệt như vậy? Nó có liên quan gì đến 3 chữ VAK? Trong 3 phong cách VAK thì bạn là người thuộc phong cách nào? Và cách học tập tốt nhất khi thuộc phong cách đó là gì?

Bạn hãy tham khảo clip nói về học tập theo phương pháp VAK từ chia sẻ của diễn giả Vũ Đức Trí Thể – hiện đang là Chuyên gia đào tạo thuộc TMG Corporation cho chương trình nhiều kỳ “Kỹ Năng Sống” trên VTC4.

Ta có thể tóm tắt bài học thành các ý chính như sau:

1 Thế nào là VAK?

VAK là viết tắt của 3 từ, trong đó V là Visual (hình ảnh), A là Auditory ( âm thanh), K là Kinesthetic ( vận động), thể hiện phong cách tiếp nhận thông tin của mỗi chúng ta khi nhận được các thông tin như nhau

V-Visual

Là phong cách mà những người khi thiên về phong cách này họ sẽ thích quan sát nhiều, thích ngắm ngía những màu sắc, quan tâm đến hình dáng nhiều. Khi học, họ sẽ chú ý nhiều đến các biểu đồ, các hình vẽ, các sơ đồ tư duy.

A-Auditory

Là phong cách mà những người thiên về phong cách này họ sẽ thích âm thanh, thích nghe người khác nói, nghe người khác giảng. Khi học, họ có thể sẽ không tập trung nhìn lên bảng mà sẽ tập trung lắng nghe nhiều hơn những lời thầy cô giảng bài

K-Kinesthetic

Là phong cách mà những người thiên về phong cách này họ sẽ thích được vận động, không thể ngồi một thời gian mà không làm gì cả. Khi học, với những có thể thực hành thì họ chỉ muốn được đi thực hành, muốn được tận tay làm thử.

Lấy ví dụ vui như bạn là một cái máy tính, thì khi đó não bộ sẽ là CPU, khi ta tiếp nhận 1 thông tin, nếu bạn là người theo phong cách V-Visual thì khi đó sau khi xử lý thông tin, thì CPU nó sẽ cho ra 1 file là .JPEG, theo phong cách A-Auditory thì sẽ là .Mp3 hay theo phong cách K-Kinesthetic thì sẽ là file .Mp4

Ví dụ cụ thể cho bạn dễ hiểu hơn thì khi mua 1 thiết bị mới nào đó. Nếu theo phong cách V thì bạn sẽ lấy ngay tờ hướng dẫn sử dụng vào tập trung tìm hiểu nó, theo phong cách A thì bạn sẽ đi tìm 1 người nào đã từng sử dụng rồi và hỏi họ cách để lắp ráp, sử dụng, còn nếu theo phong cách K bạn sẽ tự nghiên cứu, tự lắp ráp, tự sử dụng thử.

2 Vận dụng VAK vào học tập

Có lẽ tất cả các bạn đã dần định hình ra thế nào là phong cách VAK và chắc các bạn đã tự nhận thấy mình thiên về phong cách nào rồi đúng không? Chỉ là thiên về thôi vì mỗi người chúng ta đều có cả 3 phong cách này, sẽ có 1 phong cách nổi trội hơn cả. Khi đã xác định được phong cách thì giờ mình sẽ xem cách vận dụng từng phong cách vào học tập

Đối với một ngưởi theo phong cách V thì sẽ có 2 loại là VAK và VKA:

Phong cách Đặc điểm chung Chiến thuật học bài mới Chiến thuật ôn bài cũ
Lúc nghe giảng Lúc ghi chép Không gian học Cách ôn tập
Vak Tiếp thu, ghi nhớ thông tin tốt nhất qua thị giác và âm thanh Hãy tưởng tượng ra các hình ảnh đồng thời nhẩm lại lời thời cô nói lúc trong đầu Nên dùng nhiều hình ảnh màu sắc để ghi chép cho nổi bật, ví dụ:

+bút đỏ: ghi những câu quan trọng, để mục chính

+bút đen:ghi lời giáo viên giảng, hoặc slide

+bút xanh: ghi lời giáo viên giảng thêm, kiến thức liên hệ, mở rộng

Nên học ở nơi có không gian yên tĩnh, có các poster khuyến khích học tập, có nhạc không lời Đọc lại bài học, sau đó vẽ lại với những hình ảnh minh họa sinh động, sử dụng màu sắc phong phú để phân loại thông tin
Vka Tiếp thu, ghi nhớ thông tin tốt nhất qua thị giác và vận động Hãy tưởng tượng ra các hình ảnh và vẽ lại trên giấy Nên học ở nơi có không gian học, có các poster khuyến khích học tập, hạn chế các đồ đạc dễ gây mất tập trung Tổng hợp lại những hình ảnh vẽ được trên lớp thành bức tranh sinh động

Ôn tập bằng cách vừa vận động vừa nhìn lại bức tranh, hay vẽ lại những bức tranh đó

Đối với một người theo phong cách A:

Phong cách Đặc điểm chung Chiến thuật học bài mới Chiến thuật ôn bài cũ
Lúc nghe giảng Lúc ghi chép Không gian học Cách ôn tập
Avk

 

 

 

 

Tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất qua âm thanh và thị giác Tập trung lắng nghe và ghi chép Sử dụng bút nhiều màu Nên thường xuyên sử dụng nhạc nên

Có thể sử dụng các loại nhạc riêng cho từng môn học

Đọc diễn cảm những gì đã viết hoặc vẽ

Nghe đi nghe lại các phần ghi âm và hình dung lại

Akv

 

Tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất qua âm thanh và vận động Nghe và nhẩm lại chính xác những điều thầy cô giảng, ghi âm lại nếu có thể Ghi chép tập trung vào các ý chính, ý quan trọng Vừa đọc diễn cảm, vừa vận động thoải mái

Nhờ bạn bè giải thích chia sẻ thêm để hiểu bài

Đối với phong cách K:

Phong cách Đặc điểm chung Chiến thuật học bài mới Chiến thuật ôn bài cũ
Lúc nghe giảng Lúc ghi chép Không gian học Cách ôn tập
Kav

 

 

 

 

 

Tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất qua vân động và âm thanh

 

Liên tục ghi chép trong khi nghe giảng, chủ động hỏi han, giơ tay lên bảng

 

Quan tâm tới những ý chính, quan tâm đến những điều thầy cô nhấn mạnh

 

Không gian học tập nên rộng rãi thoải mái. Nếu có một vài người bạn có cùng phong cách học chung thì càng hiệu quả Vừa vận động vừa học

Chủ động chia sẻ, trao đổi kiến thức với bạn bè càng nhiều càng tốt

Kva Tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất qua vân động và thị giác Liên tục ghi chép trong khi nghe giảng  

Nên ghi chép thông tin lên những tờ giấy nhỏ để có thể mang theo mình

Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ, mô hình đơn giản

Chép lại bài, làm bài tập thật nhiều để nhớ

Mang theo các thẻ bài học để học mọi lúc mọi nơi

Trên đây là phương pháp học tập VAK, chúc các bạn có một phương pháp học tập thật hiệu quả!

Thành Đạt
Ban Truyền thông – Đối ngoại

Tác giả: HRS.ULSA

About I. TÊN CỦA CÂU LẠC BỘ: Tên tiếng Việt: CLB Kỹ năng nhân sự – ĐH Lao động xã hội Tên tiếng Anh: Human Resource Skills – University of Labor and Social Affairs Tên viết tắt: HRS.ULSA II. MỤC TIÊU Slogan: Kết nối đam mê Giá trị cốt lõi: chia sẻ – kết nối – phát triển

Bình luận về bài viết này