HRS.ULSA – Kết nối đam mê

Chia sẻ – Kết nối – Phát triển


1 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 7 – Chính sách đãi ngộ dài hạn – Nguyễn Thị Lam Trà – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 7 CỦA HRDAY 2013:

“CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ DÀI HẠN”

Đến thời điểm này, sau hơn 2 tuần diễn ra sự kiện Ngày hội Nhân sự HRDay 2013 thì trong mình vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc lâng lâng đầy tự hào. Tự hào khi được tham dự một sự kiện lớn tôn vinh nghề Nhân sự. Tự hào khi được gặp gỡ những người anh/ chị đi trước trong nghề, được trò chuyện, chia sẻ về nhân sự.

Tham gia HRday năm nay, mình được đón nhận dưới nhiều vai trò: là sinh viên năm cuối khoa Quản lý lao động – Trường Đại học Lao động Xã hội, là thành viên ban chuyên môn Clb HRS.ULSA, là trợ lý truyền thông của chương trình HRDay 2013. Chính vì vậy, mình luôn cố gắng hơn để làm thật tốt những nhiệm vụ đó. Và thật may mắn, mình được gặp rất nhiều người “quen” trong chương trình, trong đó không thể thiếu những nụ cười rạng rỡ đầy nhiệt huyết của các bạn thành viên Clb HRS.ULSA, và những anh/chị mà mình đã có cơ hội gặp gỡ khi hoạt động tại Clb. Mình vô cùng cám ơn Clb HRS.ULSA đã giúp mình tự tin, bước những bước gần hơn, kết nối với nghề Nhân sự – lĩnh vực mà mình đang đam mê và theo đuổi.

Trong số 8 room được tổ chức tại HRDay 2013, mình được tham dự vào room 7 một cách rất tình cờ.Vì mình yêu thích mảng tuyển dụng nên mình lựa chọn vào room 8, tuy nhiên lại đi vào nhầm room 7, và thật không ngờ mình lại bị cuốn hút. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ cho mọi người những gì mà mình lĩnh hội được, mình sẽ cố gắng chia sẻ một cách súc tích nhất.

Room 7 diễn ra với nội dung xoay quanh vấn đề: Chính sách đãi ngộ nhân sự dài hạn, một trong những khó khăn mà những người làm nhân sự đang rất đau đầu giải quyết, một bài toán tưởng dễ mà lại khó.

1465103_534635069946164_1860563751_n

Room 7 với sự tham gia của rất nhiều các CEO, CPO và các chuyên gia nhân sự cao cấp đó là :

–          Diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT

–          Diễn giả Lê Phụng Thắng, TGĐ CITICOM, Phó Chủ tịch Hội DNT Hà Nội.

–          Diễn giả Nguyễn Thị Bích Liên, GĐNS Child Fund Vietnam

–          Diễn giả Nguyễn Thu Hiền, Cố vấn Nhân sự Ngân hàng ANZ Vietnam

–          Diễn giả Lâm Phương Nga, TP NS, TCTy Bảo Việt Nhân thọ

–          Diễn giả Nguyễn Thế Vinh, TGĐ Công ty GBI

Facilitator của room 7 là Chuyên gia nhân sự Lâm Phương Nga, với cách dẫn dắt rất nhẹ nhàng, chân tình, đi vào lòng người.

1451589_534634599946211_889519610_n

Một điều đặc trưng chỉ có ở Room 7, khi khách mời đi vào được hỏi ngày sinh và sắp xếp vị trí ngồi theo 4 nhóm: Lửa, Đất, Nước, và Khí. Các nhóm này được chia theo 12 cung hoàng đạo. Trên vai áo của mỗi khách mời đều có sticker của nhóm mình, tạo nên một điểm mới mẻ thú vị và gắn kết các thành viên.

Sự phân chia nhóm như vậy sẽ cho biết sự kết nối giữa cung hoàng đạo và trắc nghiệm tính cách DISC – Bà Lâm Phương Nga chia sẻ.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược Tập đoàn FPT, đã mở đầu chương trình bằng cách dẫn nhập vào một chủ đề khá thu hút:  “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, hay nói cách khác là “Tiền nhân”. Chủ đề sẽ lí giải tại sao phải trọng hiền tài, phải lấy con người làm gốc, và điều quan trọng là phát hiện hiền tài như thế nào? Trọng hiền tài ra sao?

Ông Hòa nhắc lại về 3 tiêu chí: “Tâm, Tầm, Tài”. Từng câu hỏi của ông như xoáy sâu vào dòng suy nghĩ của mọi người:

–          Tâm của sếp, bạn đã đo được chưa?

–          Hiền tài cần mô tả công việc hay không? Có bao nhiêu CEOs có mô tả công việc hiện nay? Hiền tài có sức mạnh gì không?

–          Hiền tài có sứ mệnh gì?

Ông Hòa chia sẻ, hiền tài của Việt Nam có sứ mệnh “để dân tộc Việt Nam không mãi mãi làm gia công nô dịch”. Thực tế đang xảy ra, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm muốn có được nguồn lao động giá rẻ và họ chỉ sản xuất gia công đơn giản từ những ý tưởng và thiết kế mẫu mã chính từ nước họ. Chính vì như vậy, nền công nghiệp của nước ta khó có thể phát triển được, con người Việt Nam khó mà học hỏi được gì từ những việc gia công những mặt hàng đơn giản đó.

“Sản xuất gia công rất dễ kiếm tiền, nhưng hiện nay việc cần làm là vạch ra lộ trình phát triển để nâng cấp công nghệ về dài hạn, thay vì “đi kiếm tiền” dễ dàng như trước”– Ông Hòa khẳng định. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải có sản phẩm sáng tạo “Made in Vietnam”, như vậy mới có thể thoát khỏi “chiếc áo gia công nô dịch” cho nước khác.

Một lần nữa, ông Hòa nhấn mạnh : “Hiền tài thì phải hành động, phải định vị được mình trên sự hội tụ và quyền lực của trí thức toàn cầu”. Vậy môi trường nào cho hiền tài? Để thu hút nhân tài cần có chiến lược gì?

Ông Hòa đưa ra lời khuyên rằng: Không cần làm gì để thu hút hiền tài mà hiền tài sẽ tự tìm đến với bạn. Hiền tài có khát vọng và cần chấp nhận thách thức, vậy chúng ta có cho họ cơ hội không? Có cần giao trọng trách cho họ không? Câu trả lời là có, bạn cần phải tạo cho họ khát vọng và trao đi cơ hội để họ có thể phát triển được năng lực của mình. Hãy giao trọng trách cho họ để có thể thể hiện được khả năng của bản thân. Đó cũng là cơ hội mới của công ty, từ đây hiền tài lại càng khát vọng trong công việc và nó tạo thành một vòng tròn chu trình, nếu bạn biết vận dụng vòng tròn này thì ắt hiền tài sẽ tự tìm đến với bạn.

1391954_534634513279553_82300444_n

Ông Hòa đưa ra hướng tư duy Best-in-Class mà một Manager cần phải có :

–          Leadership > CEO + Best in Class Management Team

–          Right People > Right Human Resources

–          Discipline > Guides + Recognitions

–          Simplicity Core Business > Business Models

–          Technology > Thinking Advanced R&D

–          Innovative >  Invest Motivate New Ideas

–          Best Quality System > Intergrated management System

–          Best in Class Culture  > Customer Focus & Proactive

Mô hình này đã đuợc xây dựng thí điểm tại 2 doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam với tham vọng vượt lên tầm khu vực về chất lượng sản phẩm và văn hóa chất lượng Việt Nam.

Kết thúc phần trình bày, Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nhấn mạnh: “Đáy của khủng hoảng là cơ hội để lọc ra người có tài”.

Tiếp tục chương trình, Bà Lâm Phương Nga – CPO Bảo Việt Life chia sẻ về những nội dung tiếp theo trong phần “Chính sách đãi ngộ”, bao gồm các phần chính:

–          Tầm quan trọng của chính sách đãi ngộ;

–          Phân loại chính sách đãi ngộ;

–          Phân loại nhân sự cho chính sách đãi ngộ;

–          Thực trạng triển khai.

1394259_534635209946150_687913894_n

Đi vào cụ thể về tầm quan trọng của chính sách đãi ngộ, theo bà Nga có 3 vai trò chính đó là: giữ gìn cán bộ giỏi, thu hút nhân tài, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Những nhà quản lý luôn đau đáu một câu hỏi là: “Làm thế nào để thu hút nhân tài về doanh nghiệp Việt?”. Theo bà, vấn đề đó nằm ở chính sách đãi ngộ, vì vậy doanh nghiệp cần phải biết được đối thủ cạnh tranh với mình đang có những chính sách gì để vận dụng một cách phù hợp.

Tiếp theo về phân loại chính sách đãi ngộ, theo bà Nga gồm có 2 loại là: ngắn hạn và dài hạn.

x.Untitled

Mỗi chính sách đãi ngộ đều có ưu, nhược điểm riêng. Về chính sách đãi ngộ nhân sự ngắn hạn, nó có thể đáp ứng ngay, nhanh nhu cầu của NLĐ trong tức thời, tuy nhiên có thể chưa khiến NLĐ thỏa mãn. Về chính sách đãi ngộ nhân sự dài hạn, nó rất hấp dẫn, có thể khiến NLĐ thỏa mãn, nhưng thời gian chờ đợi lâu. Bà Nga còn chia sẻ thêm rằng, người làm nhân sự là người đứng giữa nên phải trăn trở rất nhiều.

Tiếp nối chương trình, Bà Nguyễn Thu Hiền – Cố vấn Nhân sự Ngân hàng ANZ Việt Nam chia sẻ về nội dung phân loại nhân sự cho chính sách đãi ngộ. “Quỹ hẹp nên không phải ai cũng đãi ngộ như nhau” – Bà Hiền nêu nhận định, vì vậy việc cần làm ở đây là: Nhận dạng nhân tài và Đãi ngộ cho từng nhóm cán bộ nhân viên.

Thứ nhất về “Nhận dạng nhân tài”, Bà Hiền đã chia sẻ 2 công cụ nhận dạng nhân tài mà các công ty đa quốc gia đang sử dụng:

–          Công cụ 9 ô (nine boxes):  Là công cụ đánh giá dựa vào: hiệu quả làm việc và tiềm năng phát triển. Thường sau kì đánh giá hiệu qủa làm việc cuối năm, Hội đồng nhân sự ngồi lại và phân loại nhân sự thành 9 nhóm. Trong đó có 3 ô thuộc nhóm nhân tài thì cần phải có kế hoạch phát triển chi tiết đi kèm với chính sách đãi ngộ đặc biệt: Nhân tài tương lai, nhân tài mới nổi, nhân tài bền vững.

xx.Untitled

(Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công cụ này tại: hrweb.mit.edu/system/files/9-Box+Grid_0.pdf‎  hay http://www.shrm.org ; http://www.greatleadershipbydan.com)

–          Trung tâm đánh giá năng lực (AC – DC): Là công cụ nhận dạng nhân tài thông qua các bài test, trò chơi, thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo chuyên đề, phỏng vấn… để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhân tài. Đây là một công cụ hữu hiệu phát triển nhân sự chủ chốt trong tương lai, vì công cụ này cho kết quả  đánh giá khách quan, do được lấy ý kiến của nhiều chuyên gia khác nhau. Tuy nhiên, công cụ này cũng có điểm hạn chế là khá mất thời gian, cần nguồn lực nhiều (gây tốn kém nhiều), và cần có nhiều chuyên gia tâm lý, nhiều nhà quản lý có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy phải tùy quy mô và điều kiện của từng công ty mà sử dụng công cụ phù hợp để nhận dạng nhân tài.

Thứ hai về Đãi ngộ cho từng nhóm cán bộ nhân viên, Bà Lâm Phương Nga tiếp tục chia sẻ về vấn đề này. Theo bà, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phân loại cán bộ thành 3 nhóm theo ASK (thái độ – kĩ năng – hiểu biết), bao gồm: Nhân viên thông thường, Cán bộ quản lý và nhân viên chủ chốt, Quản lý cấp cao. Qua phân cấp như vậy cũng đồng thời phân nhóm cần có chính sách đãi ngộ cao. Thông thường, các cấp đều giống nhau ở bảo hiểm bắt buộc nhưng bảo hiểm sức khỏe thì khác nhau, ví dụ quản lý cấp cao được bảo hiểm quốc tế còn cấp thấp hơn thì chỉ trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, còn có các chính sách đãi ngộ khác nhau cho từng cấp như cho vay ưu đãi, cấp thẻ hội viên (ví dụ chơi Golf), thưởng cổ phiếu,… Hay cung cấp các gói bảo hiểm y tế đặc biệt: nhân viên cấp thấp chỉ có BHYT cho cá nhân, cán bộ cấp cao hơn thì có thể là BHYT cho vợ/chồng, con cái, tất nhiên là mức cá nhân và người thân ở những cấp khác nhau sẽ phải quy định khác nhau. Đặc biệt hơn, nhân viên cấp cao có thể được thưởng một kỳ nghỉ dưỡng tại nước ngoài.

Phần tiếp theo của chương trình room 7 là  phần thảo luận nhóm (gồm có 4 nhóm Lửa – Nước – Đất – Khí), nhiệm vụ của mỗi nhóm là thảo luận để trả lời câu hỏi được phân, điền vào flipchart được bố trí tại vị trí ngồi của mỗi nhóm, sau đó lên trình bày và bảo vệ quan điểm của nhóm mình.

Nội dung câu hỏi của từng nhóm và tương ứng là từng diễn giả cùng thuộc nhóm nào sẽ làm leader của nhóm đó, cụ thể:

Nhóm Lửa:  “Người lao động rời doanh nghiệp vì lý do gì? Tại sao?” – Diễn giả Nguyễn Thị Bích Liên, GĐNS Child Fund Vietnam.

Nhóm Nước:  “3 loại hình đãi ngộ vật chất hiệu quả nhất?” – Diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT.

Nhóm Khí: “3 loại hình đãi ngộ phi tài chính hiệu quả nhất?” – Diễn giả Lê Phụng Thắng, TGĐ CITICOM, Phó Chủ tịch Hội DNT Hà Nội.

Nhóm Đất: “Nên phân loại đánh giá nhân sự như thế nào cho hiệu quả?” – Diễn giả Nguyễn Thu Hiền, Cố vấn Nhân sự Ngân hàng ANZ Vietnam.

Như ban đầu đã nói, tôi được phân chia vào nhóm Lửa. Leader là Bà Nguyễn Thị Bích Liên đã dẫn dắt và phân chia nhiệm vụ, lấy ý kiến của tất cả mọi người trong nhóm, đồng thời giải thích rõ những ý kiến của mọi người. Với tính cách hừng hực khí thế, nhóm Lửa bàn luận rất sôi nổi với nhiều ý kiến tranh luận có sức thuyết phục.

Sau một hồi tranh luận, Bà Liên đã cùng thống nhất ý kiến và đưa ra 4 nhóm lí do chính khiến người lao động rời bỏ doanh nghiệp đó là: 

xxx.Untitled

Sau 20 phút thảo luận sôi nổi, Bà Lâm Phương Nga đã hô thời gian, thông báo các nhóm của người thuyết trình cùng với bảng flipchart đặt lên trên sân khấu để trả lời câu hỏi của nhóm mình. Và nhóm Lửa là nhóm xong đầu tiên và cũng trình bày đầu tiên.

      Anh Thái Hòa phản biện là không đưa ra một vấn đề cực lớn của lý do rời bỏ việc của người lao động là “Sếp”, các DN nước ngoài gắn trách nhiệm với Sếp về lý do bỏ việc của NLĐ. Tuy nhiên, nhóm Lửa đã bảo vệ rằng đã nêu lên trong nhóm lí do “văn hóa doanh nghiệp”, cụ thể là năng lực quản lý của cấp trên trong doanh nghiệp đã không giữ chân được NLĐ.

Một khán giả bổ sung ý kiến: Lý do người lao động rời bỏ doanh nghiệp là chưa được đánh giá năng lực đúng đắn.

Tiếp theo, nhóm Khí lên trình bày về 3 loại hình đãi ngộ phi tài chính hiệu quả nhất. Phần thuyết trình và phản biện của nhóm khí khá ấn tượng và có sức thuyết phục. Nhóm Khí đưa ra 3 gói đãi ngộ phi vật chất đó là:

–          Đào tạo: về chuyên môn nghiệp vụ,…

–          Môi trường làm việc chuyên nghiệp: văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần tăng thêm niềm tự hào trong công việc của nhân viên.

–          Quyền được ghi nhận và khen thưởng: Không chỉ khen ở công ty, mà có thể còn khen với chính người thân của nhân viên sẽ giúp cho họ thêm động lực làm việc hơn.

Một khán giả bên dưới đặt câu hỏi: Nhóm Khí nghĩ thế nào nếu phần thưởng đặc biệt của nhân viên Apple là để thưởng thành tích, thì Apple sẽ tổ chức một bữa ăn riêng giữa nhân viên với Steve Job?

Nhóm Khí phản biện lại rằng cách đãi ngộ này có thể áp dụng như đánh giá theo quý, công khai người đạt thành tích cao trước toàn thể công ty và có thể nhận phần thưởng là được ngồi ăn với giám đốc cấp cao. Tuy nhiên hội trường có nhiều ý kiến không tán thành vì việc này rất khó áp dụng tại Việt Nam, thứ nhất vì giám đốc rất bận rộn, thứ ha nó không phù hợp với văn hóa con người Việt Nam, không ai muốn bị tâm lý thua kém người khác và nêu công khai như vậy cả, nếu liên tục không đạt thành tích cao nhất và được nhận phần thưởng đó thì sẽ dễ tạo sự ganh ghét, giảm động lực.

Chị Lâm Phương Nga chia sẻ: các doanh nghiệp ở Nhật, nhân viên đều đi giày màu đen hoặc xăng đan có bịt mũi màu đen, đó là văn hóa doanh nghiệp và nó tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc. Đây đều là những biện pháp đãi ngộ hay và đáng để học tập và vận dụng phù hợp ở từng doanh nghiệp.

Nhóm Đất tiếp nối phần trình bày về: Chia sẻ về 3 công cụ phân loại, đánh giá nhân sự hiệu quả.

+ ASK

+ KPI

+ Vị trí công việc

Một số ý kiến thắc mắc về việc sử dụng công cụ 9 ô để nhận dạng nhân tài. Nhóm Đất phản biện: “Việc phân chia 9 ô hay 6 ô hay 4 ô còn phụ thuộc vào quy mô công ty, vào ngân sách cho đãi ngộ, tuy nhiên cơ bản nhất vẫn là 3 nhóm: Quản lý cao cấp – Quản lý trung cấp và nhân viên chủ chốt – Nhân viên thông thường”. Do vậy cần phải biết chọn lựa công cụ thích hợp để phân loại và đánh giá nhân sự, tương ứng với điều kiện, hoàn cảnh, phương thức hoạt động của doanh nghiệp mình để đạt hiệu quả cao nhất.

Nhóm Nước là nhóm cuối cùng, trình bày về 3 loại hình chính sách đãi ngộ vật chất hiệu quả nhất. Nhóm Nước trình bày rất ngắn gọn 3 gói giải pháp vật chất, bao gồm:

+ Lương năng suất, chia lãi;

Thực tế, lương DN Việt Nam rất khó cạnh tranh với Doanh nghiệp FDI. Vì vậy, nhóm Nước đưa ra giải pháp lương năng suất (chia từ thực tiễn hiệu quả đem lại), và chia lãi theo tỷ suất lợi nhuận.

+ Phụ cấp + Bảo hiểm tài chính trọn đời;

+ Thưởng sáng kiến.

Kết thúc phần trình bày của các nhóm, Facilitator bà Lâm Phương Nga đã cám ơn sự nỗ lực của tất cả các nhóm, và chuyển sang phần tiếp theo: Giao lưu đặt câu hỏi cho các diễn giả.

1463071_534634746612863_2092262035_n (1)

Câu hỏi 1: Chia lãi được áp dụng như thế nào?

– Ông Lê Phụng Thắng chia sẻ về cách chia lãi của CITICOM đó là chia lãi theo năng suất lao động, chia theo tỷ lệ 50:50 (ví dụ bộ phận sale), hay 70: 30 chia theo KPI. Hoặc chia lãi theo tỷ lệ cho khoán vượt trên mức bắt buộc, theo cấp cán bộ nhân viên và đánh giá hiệu quả làm việc, lấy từ tỷ suất lợi nhuận (có thể là 12%).

– Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nhiệt tình chia sẻ về cách chia lãi của Tập đoàn FPT đó là phương pháp: “Thành Cát Tư Hãn”. Ở thời Thành Cát Tư Hãn thực thi chính sách cấp vốn để mở rộng vùng đất (toàn cầu hóa). Khi một ông tướng mở được một miền đất mới thì mảnh đất đó sẽ được chia làm 3 phần: 1 phần chính ông tướng ấy được hưởng, 1 phần đóng góp cho vua, phần còn lại là cho quốc gia. Chính sách này đã khuyến khích các ông tướng đi mở rộng vùng đất, và cả 2 bên đều thu được lợi ích. Tập đoàn FPT đang áp dụng chính sách này khá thành công.

Câu hỏi 2: Làm thế nào phòng hành chính nhân sự thuyết phục giám đốc duyệt chính sách nhân sự? Để giúp chúng tôi tự tin khi làm việc.

– Theo ông Vinh, vấn đề ở đây nằm trong chính nội dung đề xuất của bạn, nó phải tác động 2 chiều là với cán bộ nhân viên và với công tác quản lý. Đề xuất phải giúp đỡ được cho nhân viên và cũng phải có lợi về mặt quản trị của công ty, giữ chân được nhân tài.

– Ông Hòa đưa ra ý kiến dưới góc độ là một Giám đốc chiến lược: “Một người làm về nhân sự thì phải dũng cảm đứng ra bảo vệ người lao động, nếu không làm được điều đấy thì không xứng đáng làm về nhân sự. Và việc này thì chắc chắn rất khó!”.

–  Bà Nguyễn Thu Hiền chia sẻ kinh nghiệm của một HRM: Trước khi đưa ra đề nghị thì cần phải tính toán trước vì chi phí và lợi nhuận(lợi vô hìn, găn kết trực tiếp với công ty). Cần đặt mình vào vị trí của sếp để biết trước là sếp muốn gì, đặt câu hỏi gì, để chuẩn bị phương án mà xoáy thêm vào câu trả lời.

– Là một CPO, Bà Nguyễn Thị Bích Liên cho rằng: Làm về nhân sự là người đứng giữa sếp và người lao động, không được thiên về bên nào cả, phải thấu hiểu cả sếp, thấu hiểu cả người lao động.

Câu hỏi 3: Làm sao để người lao động thực hiện chính sách nhân sự hiệu quả khi chính sách đã được phê duyệt?( Một khó khăn thực tế: từ sức ì của một số bộ phận cá nhân lan truyền qua nhiều người khác)

– Triển khai qua ban kiểm định chính sách (là đại diện từ các phòng ban khác nhau). Bộ phận Nhân sự Chỉnh sửa, điều chỉnh sau đó đưa đến ban kiểm định lần nữa. Thường xuyên thực hiện kiểm tra lại hàng năm và điều chỉnh khi có sự thay đổi. Như vậy, các chính sách đã được phê duyệt và ủng hộ từ tất cả các phòng ban trong công ty.

– Dựa “bóng sếp”, để sếp ra chỉ thị trước, sau đó bộ phận Nhân sự mới triển khai.

Sau khi câu hỏi cuối cùng được giải đáp, những hàng ghế cũng đã thưa thớt dần. Room 7 đã chính thức khép lại, lưu luyến trong tôi nhiều suy nghĩ và càng tò mò muốn tìm hiểu sâu rộng hơn nữa về “chính sách đãi ngộ nhân sự hiệu quả”. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới những vị diễn giả đầy tài năng và cũng rất đáng mến của chương trình. Cám ơn Ban tổ chức Ngày hội Nhân sự 2013 đã cho tôi một ngày đầy tự hào, học được nhiều điều bổ ích và cảm thấy tình yêu với nghề Nhân sự sục sôi trong con tim mình. Trở về nhà và gửi lời hứa hẹn gặp lại vào HRday 2014!

Thân ái!

Nguyễn Thị Lam Trà_Ban chuyên môn_CLB HRS.ULSA

1458531_199643103552168_533202777_n


1 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay – Phạm Thị Vân – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 4 CỦA HRDAY 2013:

“KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY”

Ngày hội Nhân sự – HR Day là nơi để những người làm nghề Nhân sự có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trao đổi các thông tin với nhau. Một tân cử nhân chuyên ngành Quản trị nhân lực, thành viên của CLB HRS ULSA như mình may mắn lắm khi được tham dự ngày hội này cùng các anh chị. Và còn may mắn hơn khi mình được hợp tác cùng với Chủ tịch kiêm CEO DTK Consulting Co, Ltd viết bài cho Kỷ yếu. Sau 3 ngày tham gia HR Day về cảm xúc của mình vẫn giữ nguyên, vẫn hào hứng như thế. Mình muốn viết nhiều muốn chia sẻ nhiều hơn về ngày hôm đó cho mọi người.

       Tham gia room 4 và room 8 của HR Day 2013, mình đã có 2 bài viết (một bài đó là khái quát chung của mình, một bài viết riêng cho room 8) và hôm nay mình muốn có một bài viết chuyên sâu hơn nữa về room 4 “Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động” – một chủ đề tương đối “nóng” hiện nay.

“Khủng hoảng kinh tế” là cụm từ mà mọi người hay nhắc đến trong thời gian vừa qua. Khủng hoảng kinh tế làm nhiều doanh nghiệp phải thay đổi các chính sách của mình, cắt giảm nhân sự cũng như các chính sách khác của người lao động cũng là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp áp dụng để đối phó với tình huống này. Do đó mà tranh chấp lao động đã xảy ra ở nhiều doanh nghiệp và tại room 4 này các vị diễn giả sẽ cùng chia sẻ cách để hạn chế và hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động cũng như có thêm một số tư vấn cho mọi người.

Tại room 4 có sự chia sẻ của 3 diễn giả đó là TS Nguyễn Xuân Thu, Chuyên gia cao cấp EduViet về Luật lao động, Phó ban thư ký Bộ Tư pháp; Bà Vũ Thị Thuận Chủ tịch Công ty Traphaco; LS Vũ Dũng Giám đốc công ty tư vấn VDB Việt Nam với Facilitator là bà Lê Thu Hương GĐNS công ty ALS.

Ở phần bắt đầu, TS Thu cũng đã chia sẻ về thực trạng phá sản hiện nay của các doanh nghiệp, từ 2008 – 2012 trung bình mỗi năm có 60.000 doanh nghiệp phá và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2013 có 42000 doanh nghiệp phải “ra đi” . Trong giai đoạn 2008 – 2012, nước ta mỗi năm cũng có khoảng 3000 cuộc đình công nhưng trên thực tế có thể xảy ra nhiều hơn nữa. Và trong giai đoạn hiện nay để phòng ngừa tranh chấp lao động thì doanh nghiệp phải tự mình nhanh chóng điều chỉnh các quy định nội bộ, tăng cường đối thoại và lắng nghe ý kiến, có giải pháp kịp thời khi có tranh chấp xảy ra. Và nếu có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để giải quyết:

1.Untitled

Theo ông Thu thì “tùy” tình huống mà lựa chọn cách nào nhưng nếu có thể thì nên hạn chế sử dụng cách “đối đầu”. Muốn hạn chế đối đầu để giải quyết tranh chấp thì cần phải có: sự am hiểu về văn hóa tổ chức, am hiểu pháp luật; các kỹ năng có liên quan (như nghe, nói, đọc, viết, tố tụng…); sự nhẫn nại và rất nhiều thứ khác nữa.

Bà Thuận cũng đã chia sẻ câu chuyện thực tế tại Traphaco nơi mà bà đã từng nhiều năm liền giữ vị trí Tổng giám đốc và hiện tại đang nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Kể từ khi cổ phần hóa (năm 2000) đến nay ở Traphaco chỉ có duy nhất 1 lần có 17 người xin nghỉ việc còn chưa có cuộc tranh chấp lao động nào xảy ra. Và trong trường hợp này bà cũng chia sẻ cách giải quyết của bà vừa khéo léo, lại vừa thấu tình đạt lý do đó công ty vẫn phát triển mạnh mẽ và vươn lên trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực Dược ở Việt Nam hiện nay. Quan trọng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra “tùy thuộc vào thái độ của người sử dụng lao động” sẽ có nhiều kết quả khác nhau.

Luật sư Vũ Dũng người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vụ tranh chấp lao động đã chia sẻ những điều thực tế đã trải qua trong giai đoạn khủng hoảng này. Khủng hoảng xảy ra nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng cắt giảm không đúng đã dẫn đến tranh chấp lao động. Vậy nên “các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật lao động”. Tranh chấp lao động xảy ra thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt tuy nhiên không nên tạo ra không khí đối đầu, cần có 1 quan điểm rõ ràng khách quan, quan tâm đến giải quyết vấn đề của “hai bên”. Và mình rất ấn tượng với câu nói của Luật sư Dũng “áp dụng đúng, sáng tạo Luật”. Các doanh nghiệp khi có xảy ra tranh chấp không chỉ giải quyết theo đúng Luật ban hành mà còn phải biết sáng tạo nó sao cho hợp lý. Một câu nói đáng để mình cũng như tất cả mọi người phải “học tập và nghiên cứu” sâu hơn nữa về lĩnh vực Luật (một phần mà những người làm Nhân sự phải thực sự rất am hiểu).

Sau phần chia sẻ hết sức ý nghĩa của 3 vị diễn giả đó là đến phần hỏi đáp của các khách mời tham dự hôm đó. Có rất nhiều câu hỏi đã được chuyển lên cho các vị khách mời. Đó là những tình huống thực tế tại các doanh nghiệp đã và đang xảy ra cũng như là các tư vấn hết sức giá trị của các vị diễn giả. Sau phần hỏi đáp này được diễn giả mình đã thu được rất nhiều bài học có giá trị cũng như được mở mang thêm các kiến thức thực tế.

Thứ nhất “văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã” thế nên họ có tính cộng đồng rất cao và những người làm Nhân sự phải hiểu rõ điều này. Đối xử với người lao động phải theo phương châm “tình cảm, tôn trọng” họ thì họ sẽ tôn trọng lại mình. Nếu như không may mà có tranh chấp lao động xảy ra thì người sử dụng lao động phải vững vàng để giải quyết mọi tình huống. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất nên phải có “quan hệ tốt với địa phương” gây ấn tượng tốt cho họ để cho người dân ở đấy hợp tác cùng doanh nghiệp phát triển. Chỉ bằng những hành động như giúp địa phương xây dựng đường xá trường học hay đơn giản giúp họ có trạm y tế nhỏ thôi nhưng hiệu quả và lợi ích sẽ thật lớn đấy.

Thứ hai khi có tranh chấp xảy ra chủ doanh nghiệp phải luôn giữ cho mình một tinh thần vững vàng để có thể đưa ra các quyết định và các chính sách rõ ràng. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay yếu tố hình sự thì các chủ doanh nghiệp nên mời các lực lượng chức năng vào giải quyết để đình công nhanh chóng được giải quyết, hạn chế đến tối thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Thứ ba người làm Nhân sự trong các doanh nghiệp nắm rõ về Luật để có thể vận dụng nó một cách có hiệu quả đặc biệt trong mọi tình huống nên đưa người lao động vào thế “để họ tự đề xuất” như thế sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như hiệu quả hơn trong công tác giải quyết sau này. Đặc biệt là các vi phạm của người lao động trong doanh nghiệp nặng thì nên lập biên bản cho dù người lao động có ký hay không ký thì vẫn có giá trị pháp lý để thuận tiện hơn trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Không chỉ am hiểu Luật mà còn phải biết vận dụng sáng tạo cả Luật nữa. Có thể lấy ví dụ điển hình như trường hợp doanh nghiệp đã hết thời gian ký kết hợp đồng lao động có thời hạn mà không muốn kí kết hợp đồng lao động dài hạn với người lao động thì có những cách nào để giải quyết. Theo TS. Thu trường hợp này có nhiều cách giải quyết và tùy từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng nó. Cách thứ nhất doanh nghiệp có thể dừng ký hợp đồng lao động với người đó sau đó một thời gian lại ký tiếp. Nhưng cách này có hạn chế về mức độ cam kết của người lao động cũng như các thủ tục giải quyết đối với cơ quan Nhà nước rất rắc rối. Cách thứ hai mà các doanh nghiệp phía Nam hay áp dụng đó là ký gối hợp đồng lao động nghĩa là hợp đồng lao động đó chưa hết hạn nhưng ký tiếp hợp đồng mới. Tuy nhiên cách này người sử dụng lao động phải chứng minh được trong công việc của người lao động có các yếu tố thay đổi phải ký kết hợp đồng lao động mới. Cách thứ ba mà rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay và cũng là cách sáng tạo nhất đó là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thời hạn 12 tháng gần đến hết ngày kết thúc hợp đồng lao động doanh nghiệp vận dụng điều 35 của Luật lao động để gia hạn thêm. Luật sư Vũ Dũng người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vụ tranh chấp lao động đã chia sẻ những điều thực tế đã trải qua trong giai đoạn khủng hoảng này. Khủng hoảng xảy ra nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng cắt giảm không đúng đã dẫn đến tranh chấp lao động. Vậy nên “các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật lao động”. Tranh chấp lao động xảy ra thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt tuy nhiên không nên tạo ra không khí đối đầu, cần có 1 quan điểm rõ ràng khách quan, quan tâm đến giải quyết vấn đề của “hai bên”. Nếu buộc phải đối đầu thì nên nghiên cứu kỹ hồ sơ, vụ việc và nhớ “áp dụng đúng, sáng tạo Luật”. Và doanh nghiệp có thể tiếp tục ký kết hợp đồng theo cách đó.

            Thời gian đã quá 15 phút so với quy định nhưng những thắc mắc của mọi người vẫn chưa được giải quyết hết. Đúng là trong thực tế có thật nhiều tình huống và rắc rối có thể xảy ra yêu cầu mình phải luôn cập nhật và nâng cao thêm kiến thức.

Mong rằng có thêm nhiều ngày hội bổ ích như thế này nữa để cho sinh viên chúng mình có cơ hội được giao lưu, học tập hơn nữa. Mới kết thúc HR Day 2013 nhưng mình lại mong nhanh đến HR Day 2014 và khi đó mình sẽ phấn đấu trở thành một chuyên viên tuyển dụng, nâng cao thêm kiến thức hơn nữa.

HR Day 2014 hẹn gặp lại nhé!

Phạm Vân _ Ban chuyên môn_CLB HRS.ULSA

 

 

 


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 5 – Phát triển nhân sự chủ chốt – Nguyễn Huệ – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 5 CỦA HRDAY 2013

“PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CHỦ CHỐT”

HRDay 2013 đã qua cũng khá lâu nhưng những cảm xúc về buổi tham dự ngày hôm đó vẫn còn trong mình rất rõ. Có lẽ những thông tin về HRDay 2013 vừa mới được tổ chức trong TP. Hồ Chí Minh đã gợi lại cho mình nhớ đến ngày này rõ hơn và dường như tất cả vẫn còn nguyên vẹn. Là lần đầu tiên tham gia nên mình đã rất vui và hạnh phúc khi được tham dự 2 Room trong số 8 Room được tổ chức. Trong phần 1 – Vượt khủng hoảng mình tham dự Room 1 và đã có bài cảm nhận ngay sau khi tham dự buổi tọa đàm. Phần 2 là Hướng tới tương lai mình chọn Room 5 – Phát triển nhân sự chủ chốt. Đây là phần mà diễn giả là ông KC Yuen – Giám đốc Tổ chức và Phát triển nhân tài khu vực Châu Á TBD của tập đoàn Oraclechia sẻ những kinh nghiệm về lãnh đạo thời khủng hoảng và phát triển nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp. Mặc dù vui nhưng mình đã thật sự cảm thấy áp lực và hồi hộp khi phải thật cố gắng để hiểu được những gì diễn giả nói. Do những chia sẻ cũng như tất cả slide đều là tiếng Anh và chỉ được người phiên dịch một số ý chính. Và cũng vì tiếng Anh của mình chưa được giỏi và sợ không hiểu đúng phần chia sẻ của ngày hôm đó nên mình đã định không viết cảm nhận về Room 5. Nhưng những thông tin về HRDay gần một lần nữa xuất hiện và cũng như để HRS.ULSA chúng mình có đủ bộ bài cảm nhận về HRDay 2013 mình đã như dẹp bỏ những tự ti của bản thân và có cảm hứng viết bài này nói lên những cảm nhận chân thực của mình. Tuy không nắm được tất cả nhưng những nội dung chính mình đều đã hiểu được.

1393588_477389722376573_2132358703_n

Ngoài vấn đề mình quan tâm ở Room 1 – Kinh nghiệm tái cấu trúc tổ chức thì mình còn quan tâm tới vấn đề Phát triển nhân sự chủ chốt và room 5 đã được mình lựa chọn trong phần 2. Room 5 với sự tham gia của rất nhiều các CEO và các chuyên gia cao cấp đó là :

– Ông KC Yuen, GĐ phát triển tổ chức và nhân tài tập đoàn Oracle Châu Á – Thái Bình Dương

– Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội Internet Việt Nam

– Ông Phạm Quốc Mạnh, Phó TGĐ tập đoàn Phú Thái

– Ông Nguyễn Việt Thung, TGĐ TMS HR Group

– Ông Hoàng Trung Dũng,  Chủ tịch công ty AIDA Việt Nam

Bên cạnh đó là sự dẫn dắt chương trình của Facilitator Ông Phạm Chí Nghĩa, GĐNS  TMS Group rất thu hút và hấp dẫn. Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của ông KC Yuen, GĐ phát triển tổ chức và nhân tài tập đoàn Oracle Châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù ông nói tiếng Anh nhanh như gió nhưng vẫn rất thu hút sự chú ý của các khách mời. Chủ đề chia sẻ được khá nhiều người quan tâm đó là Quản trị nhân tài. Cụm từ đầu tiên ông đưa ra là “Tài nguyên nhân sự” (“Human capital”) – một nhân tố cho sự thành công. Nó làm mình nhớ lại một khái niệm tương tự của Adam Smith được cô Nguyễn Thị Hồng – Phó trưởng khoa QLLĐ, trường ĐH Lao động Xã hội chia sẻ : “Vốn nhân lực là sự tích lũy những tài năng trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi phí và đó là tư bản cố định đã kết tinh trong con người” . Và đúng như hiện nay chúng ta có thể thấy “Con người” luôn được coi là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Ông KC Yuen cũng có đưa ra một câu được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh tài nguyên nhân lực Singapore 2013 “Khi nói đến tài nguyên nhân sự, các công ty có lợi nhuận cao nhất thường thu được từ việc đầu tư vào lãnh đạo và phát triển nhân tài”. Và ông cũng nêu ra những yếu tố tác động tới sự thành công của một tổ chức là: Xác định chuẩn bị các lãnh đạo. Phát triển nhân viên; động lực trong quản lý và giao tiếp giữa nhân viên. Một định nghĩa tiếp theo được ông đưa ra đó là quản lý nhân tài và theo định nghĩa của Oracle thì “Quản lý nhân tài là một hệ thống thu hút, xác định phát triển tham gia, duy trì và triển khai những cá nhân có tài năng đặc biệt đối với tổ chức đó”. Điều mà mình nhớ nhất đó là 5 thách thức hàng đầu năm 2012 được ông chỉ ra:

–         Tài nguyên nhân lực;

–         Hoạt động điều hành;

–         Quy mô;

–         Quan hệ khách hàng;

–         Khủng hoảng kinh tế/chính trị toàn cầu.

Cùng với đó là yêu cầu về những chiến lược phù hợp tương ứng cho từng thách thức là:

–         Phát triển nhân tài nội;

–         Nâng cao hiệu suất công việc; –      

–         Tập trung đầu tư công nghệ cao;

–         Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ;

–         Đưa ra kế hoạch dự phòng. Những con số đáng chú ý cũng được ông nêu ra đó là: Có đến 6 trong 10 công ty gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài; gần 53% các CEO thấy thiếu hụt nhân tài trong việc mở rộng kinh doanh và các công ty đều phải đấu tranh để giữ chân nhân tài. Bên cạnh đó là những thách thức trong công ty như xác định chiến lược mục tiêu phù hợp, hiểu rõ về quản lý nhân tài và tăng hiệu quả kinh doanh. Và một điều quan trọng để vượt qua được những thách thức này các doanh nghiệp cần phải biết chuẩn bị những gì cho sự thành công? cũng như sự khát khao & mong muốn của nhân viên là ở chỗ nào? 

Untitled Sau phần chia sẻ đầy thiết thực của ông KC Yuen là những câu hỏi rất thực tế và được nhiều người quan tâm của khách mời.

Với câu hỏi đầu tiên về cách tạo điều kiện môi trường động viên tốt trong nhân cáchthì được các diễn giả trả lời là cần phải giữ được những người trung thựclà điều trước tiên; phát hiện ra đúng ai là nhân tài để chi tiền hợp lý; nếu chỉ tập trung vào tầm nhìn và lợi nhuận mà bỏ qua con người thì sẽ mất cả hai. Ông Nguyễn  Việt Thung, TGĐ TMS HR Group cũng có nói về việc xây dựng hệ thống chủ chốt ở tập đoàn TMS là cần tạo một môi trường văn hóa đa nhân cách và xây dựng tương quan hệ thống tạo động lực.

Một câu mình tâm đắc nhất và hay nhất trong phần trả lời này đó là “Lãnh đạo con người bằng trái tim” .

Câu hỏi tiếp theo đã làm mình thực sự gây chú ý với mình khi khách mời muốn biết được khó khăn và thách thức khi phát triển đội ngũ nhân sự từ sinh viên mới ra trường. Đây là chính sách mình rất thích và hy vọng các công ty đều có để sinh viên có cơ hội được trải nghiệm cũng như thể hiện bản thân. Và theo ý kiến của anh Nguyễn Tiến Dũng – CEO của Langmaster thì văn hóa doanh nghiệp và vai trò của lãnh đạo là rất quan trọng. Vì vai trò của người lãnh đạo không tốt thì mỗi người sẽ đi một hướng và người lãnh đạo phải là người tìm sở trường từ cấp dưới để tạo điều kiện cho họ thể hiện tài năng. Khi đào tạo người tài cần thực hiện lâu dài, cập nhật tầm nhìn liên tục và làm sao để người tài làm việc được với nhau (do đặc điểm của người Việt Nam là thường dìm người tài xuống). Bên cạnh đó là những khó khăn mà một khách mời cũng chia sẻ từ công ty của chị là các sinh viên thường không có cam kết, họ luôn có tâm lý xấu là đứng núi này trông núi nọ và khi đào tạo họ tốt thì họ chạy sang nơi khác làm việc. Cuối cùng những giải pháp được các diễn giả đưa ra để gắn bó sinh viên với doanh nghiệp là cần phải tìm hiểu họ cần gì? Họ muốn làm gì? Để từ đó biến họ thành 1 phần của công ty. Với vấn đề đãi ngộ nhân sự trong trong thời khủng hoảng được các diễn giả tập trung vào các yếu tố  chính đó là: Cần phải xây dựng hệ thống lương thưởng xứng đáng; chính sách phát triển cá nhân phải gắn liền với lột trình phát triển doanh nghiệp; hệ thống đánh giá cần minh bạch và công bằng; phải lựa chọn và trao quyền dựa trên năng lực. Và chỉ có một cơ chế rõ ràng, công bằng thì mới có thể làm người tài hài lòng. Trong lúc nghe câu hỏi cuối cùng của một bạn mới vào nghề, đặt câu hỏi bằng tiếng Anh rất hay và lưu loá tthì trong mình như đã tiếp thêm động lực học tiếng anh. Một điều nhắc nhở xuất hiện trong đầu rằng mình cần phải học tập và rèn luyện hơn nữa để có thể cạnh tranh trong thị trường việc làm trong tương lai. Câu hỏi này tập trung vào những khó khăn của giai đoạn khởi nghiệp và được ông KC Yuen trực tiếp trả lời. Theo ông thì công ty cần có một lộ trình công danh rõ ràng; không chỉ chọn người giỏi, hay mà còn phải phù hợp với công ty; đào tạo từ những nhân viên trẻ mới vào làm để tạo ra một thế hệ nhân sự trong tương lai và phải đảm bảo hoạt động một cách linh hoạt. Và có một câu nói rất hay ở cuối câu trả lời làm mình nhớ đến tận giờ là: “Người thành công phải tìm sở trường của mình, người lãnh đọa thành công phải tìm được sở trường của công ty, còn một công ty thành công thì phải tìm được sở trường của từng các nhân”. Buổi tọa đàm được kết thúc với những tóm tắt hết sức ngắn ngọn đó là:

  1. Phát triển nhân sự chủ chốt là nhiệm vụ quan trọng gắn với môi trường văn hóa doanh nghiệp
  2.  Phát triển nhân sự chủ chốt phải quan tâm từ cấp lãnh đạo cao nhất có đánh giá và điều chỉnh qua từng giai đoạn
  3. Giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng thì cần phải có chiến lược, nhiệm vụ phù hợp. Và một công cụ quan trọng nhất đó là 20/80 – cho phép bạn nâng cao hiệu năng lên nhiều với một lương ít thời gian và nguồn lực đơn giản chỉ bằng con đường tập trung vào nhóm 20% quan trọng hàng đầu.

Mặc dù HR Day 2013 đã khép lại nhưng những kiến thức và cảm xúc về buổi tọa đàm này vẫn nguyên vẹn trong mình. Đặc biệt ngọn lửa yêu nghề trong mình không những được thắp sáng mà vẫn còn cháy mãi không ngừng. Hẹn gặp lại HR Day 2014 với những con người đam mê, nhiệt huyết trong nghề nhân sự.  

Nguyễn Thị Huệ_Ban Truyên thông – Đối ngoại CLB HRS.ULSA              


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 2 – Đãi ngộ nhân sự trong khủng hoảng – Thu Hoài – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 2 CỦA HRDAY 2013

“ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG KHỦNG HOẢNG

    Ngày 03.11.2013 – HRDAY2013 ngày hội của anh chị em Nhân sự đã đến sau một thời gian chờ đợi. 12h28’ em đã có mặt tại cổng số 01Trung tâm Hội nghị Quốc Gia sau một hồi đi bộ chân tay dã dời và cộng thêm đôi chút lẻ loi, bơ vơ. Ở ngoài cổng chờ các bạn trong HRS.ULSA và các thầy cô mà lâu quá. Hồi hộp và lo lắng! Cuối cùng thì em cũng qua được cổng và mời rẽ phải khi xuất trình vé. Thật may mắn có một lời đề nghị “sinh viên có đi nhờ xe không?” của một anh cũng tham dự HRDAY, vì đoạn đường cũng không hề ngắn gì khi đi bộ, sung sướng và hạnh phúc em cảm ơn rối rít vì đang bị mỏi chân, nhanh nhẹn bắt chuyện luôn, em chia sẻ thật thà là có chút hồi hộp lo lắng vì lần đầu tiên có mặt tại nơi đây. Nghe em nói, anh chàng tốt bụng đã chia sẻ lại rất chân thành và tự nhiên em thấy có chút gần gũi không như trước khi bước vào đây em đã tưởng tượng. Không kịp hỏi tên và cảm ơn thì được Anh giới thiệu cho một đối tượng mới để bám đuôi – chị Thùy (một khách mời đến tham dự HRDAY giống em) thật may mắn quá đi, vậy là cứ thế mà theo thôi.

   Vào Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, việc đầu tiên là check in và chọn Room cho mình (2 và 5) là sự lựa chọn sáng suốt của em từ trước đó). Sau khi check in thì em cùng các anh chị đồng đội của mình chụp ảnh (phải khẳng định sự có mặt của mình ở đây chứ nhỉ)

1003499_533830053359999_1372210970_n

 Room 2 với nội dung : Kinh nghiệm đãi ngộ nhân sự trong khủng hoảng” cùng sự hiện diện của 05 diễn giả:

– Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược tập đoàn FPT.

– Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch tập đoàn Sơn Hà, Chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

– Ông Trần Ngọc Lương, Phó TGĐ tập đoàn KS Mường Thanh.

– Ông Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc khối quản trị và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Seabank.

– Ông Nguyễn Đức Tú, Chuyên gia tư vấn nhân sự.

1454757_534342643308740_1425912317_n

     Câu chuyện được đặt ra tại Room 2 là: Cơn bão khủng hoảng đã lan tràn khắp thế giới và trong đó có cả Việt Nam chúng ta, được gọi là bão do nó có sự lan tỏa và ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các nơi mà nó đi qua như: sản xuất kinh doanh khó khăn, tiền mặt hạn chế, quỹ lương hạn hẹp, nhân sự chủ chốt đe dọa bỏ doanh nghiệp… Vậy thì những thử thách mà các nhà quản trị nhân sự phải đối mặt là gì khi có bão khủng hoảng? Có thể kể ra một vài ví dụ: Nhân sự chủ chốt giữ chân như thế nào, đào tạo và phát triển họ ra sao khi quỹ lương, tiền mặt ngày càng eo hẹp, sự thay đổi về nhân sự..

      Trước những thử thách đó các giải pháp được gợi ý cho các nhà quản trị là:

      Trong ngắn hạn chúng ta có thể:

–     Tái cấu trúc tổ chức và lĩnh vực kinh doanh.

–     Quản trị chi phí.

–     Quản trị hiệu suất lao động.

–     Quản trị Keyperson.

–     Kêu gọi sự chia sẻ và khích lệ nhân viên vượt khó….

      Về lâu dài, giải pháp có thể có là:

–    Set up các công cụ quản trị (KPI, Kiểm soát…)

–    Cắt giảm nhân viên, tăng kiêm nhiệm, cắt giảm lương, giữ nguyên thưởng…

–    Bổ sung các hình thức đãi ngộ phi vật chất.

–    Khoán chi phí lương cho bộ phận.

–    Gắn lương, thưởng với lợi nhuận, đánh giá KPI…

       Một giải pháp cụ thể trong lĩnh vực nhà hàng là: trong thời kì khủng hoảng doanh nghiệp sử dụng 70% số nhân viên so với bình thường, lượng khách đông tùy từng thời gian vì vậy doanh nghiệp kết hợp với các trường đại học, cao đẳng tuyển đội ngũ nhân viên làm việc bán thời gian. Khoán cho nhân viên doanh thu cao => phần trăm thưởng cao, bố trí sắp xếp ca làm việc hợp lý, ca gãy… nhờ đó doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng lãng phí lao động khi không cần thiết, cắt giảm được một phần chi phí đáng kể rất cần trong thời gian khủng hoảng.

544163_534342043308800_1028257419_n

       “Sản xuất kinh doanh khó khăn, quỹ lương giảm thì làm thế nào để giữ chân nhân sự chủ chốt?” đây là một câu hỏi gần như bao quát cả nội dung của room 2 mà hầu như các doanh nghiệp hiện tại đều đang gặp phải.

–          Đầu tiên doanh nghiệp phải biết kiểm soát đồng tiền. Vì là khủng hoảng nguồn tiền mặt hạn chế nên các biện pháp đưa ra đều phải có mục tiêu quay vòng nguồn vốn nhanh và tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn.

–          Xác định rõ 3 chức năng của nhân sự là: thu hút, duy trì và phát triển thì trú trọng vào chức năng nào

       Một câu nói rất hay được các diễn giả nhắc đến đó là: “khủng hoảng- nguy của người này của người khác”vì sao lại như vậy? Vì là bão khủng hoảng nên nó sẽ quét đi những doanh nghiệp nhỏ bé có sức cạnh tranh, năng lực kém để lại những doanh nghiệp lớn mạnh có năng lực và nguồn vốn dồi dào. Với những doanh nghiệp còn tồn tại sẽ cắt giảm được cơ số các đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển nếu có các phương pháp phát triển đúng đắn. Còn những doanh nghiệp kém năng lực thì tự nhiên sẽ bị loại bỏ ra khỏi đường đua.

    Với chức năng duy trì, về mặt nhân sự, doanh nghiệp nên: có triết lý dùng người đi cùng triết lý đãi ngộ, công bằng từng cá nhân, xem xét đánh giá bảng phân chia công việc. Phân chia quyền lợi một cách hợp lí để tạo cảm giác thoải mái, công bằng khích thích nhân viên, trách tâm lý uất ức, bất công kìm hãm sự phát triển, sức sáng tạo của nhân viên.

    Vẫn nội dung trên với sự chia sẻ của diễn giả Nguyễn HữuThái Hòa – giám đốc chiến lược tập đoàn FPT như sau:

    Trong khủng hoảng doanh nghiệp mỗi người có 1 cái nhìn khác nhau, khi khủng hoảng tới bắt buộc phải cắt giảm doanh thu lợi nhuận cân đối với quỹ lương. Vì vậy phải cắt giảm nhân viên.Không khí cắt giảm ngột ngạt, khó chịu chắc chắn người giỏi sẽ ra đi đầu tiên. Tại sao lại như vậy?  Người giỏi thì có nhiều sự lựa chọn và tự tin vào bản thân mình hơn =>cơ hội tìm việc mới dễ dàng hơn.

ð  Doanh nghiệp phải chủ động lựa chọn những nhân viên trong “ danh sách đỏ” một cách nhanh gọn, có tính toán kĩ lưỡng vai trò của từng người, nếu người này ra đi thì doanh nghiệp được gì và mất gì???

    Vấn đề nữa được nhắc tới là khủng hoảng ta cắt giảm vậy cắt giảm ai và giữ ai?

    Có hai luồng ý kiến đưa ra:  – Thứ nhất là giữ những nhân viên trung thành

                                                            – Thứ hai là giữ những nhân viên tài giỏi

=> Đây thể hiện tầm nhìn của các nhà lãnh đạo.

– Nếu lựa chọn người trung thành vậy người tài giỏi sẽ đi đâu? Họ có đến với các đối thủ cạnh tranh của mình không? Chọn người trung thành có nhiều kinh nghiệm chỉ vậy thôi thì liệu rằng có duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thời kì khủng hoảng hay không? Còn nếu lựa chọn người tài giỏi thì liệu họ có gắn bó với doanh nghiệp lâu dài không?

1459881_534342396642098_1405553390_n

        Theo ý kiến cá nhân của mình thì lựa chọn người tài trong thời gian này là hợp lí nhất. Trong thời kì khó khăn này thì cần nhiều những ý tưởng táo bạo, mới mẻ để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó nên có những chính sách để cho người tài gắn bó với doanh nghiệp, tăng tỷ lệ trung thành, tránh nhảy việc ở những đối tượng này. Công ty nên có những chính sách tạo động lực như có lộ trình phát triển cụ thể cho nhân viên khi gắn bó với công ty hay là những phần thưởng xứng đáng với những đóng góp để cho công ty thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

      “Làm sao để phát triển nhân sự chủ chốt để tránh hậu khủng hoảng?” đây là câu hỏi mình  tâm đắc nhất và nhận được một số gợi ý như:

–          Các doanh nghiệp lớp phải hướng tới toàn cầu hóa. Ví dụ như FPT hướng tới thị trường ASEAN và các nước mới nổi. Phân nhóm nhân sự: nhóm nhân sự cần phải giữ gìn và nhóm nhân sự tiềm năng. Nếu cắt giảm không thể quên hai nhóm người trên và phải giữ chân nhân sự chủ chốt. Không nên quá trú trọng đến vấn đề vật chất mà các doanh nghiệp có thể đào tạo họ.Gợi ý nhỏ cho các doanh nghiệp là trong lúc các nhân sự chủ chốt đang dỗi việc chúng ta có thể sử dụng họ để đào tạo cho các nhân sự tiềm năng.Tạo động lực: đưa cho họ thấy rõ được lộ trình thăng tiến của bản thân khi gắn bó với công ty, các công cụ phúc lợi rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất.

      Kinh nghiệm khi cắt giảm nhân viên đặc biệt các nhân viên trong các lĩnh vực nhạy cảm và mang tính bảo mật cao.

        Tùy vào đặc điểm tính chất của từng doanh nghiệp mà coi trọng tính bảo mật hay không. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng thì tính bảo mật rất được coi trọng.Một nguyên tắc mà các nhà quản lý nên áp dụng là: “Người khác cũng phải là chính mình”  có nghĩa là khi sa thải một nhân viên thì không chỉ có nhân viên đó cảm thấy đau xót mà chính những nhà quản lý cũng không hạnh phúc gì. Nhà quản lí phải biết cách tạo cho họ một cảm giác chuyện ra đi lợi cho cả họ và tổ chức, tránh tạo cảm giác họ là người bỏ đi bị loại thải, luôn luôn tôn trọng, khích lệ động viên tinh thần giúp đỡ nhân viên trong khả năng cho phép để nhân viên có thể tìm được một công việc phù hợp hơn.Đây là một vấn đề nhạy cảm và gặp nhiều khó khăn nhất vì nó liên quan đến quyền lợi và giá trị của người lao động vì vậy mà nhà lãnh đạo nên khéo léo,đảm bảo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và doanh nghiệp ngay cả khi họ bị cắt giảm. 

      Các chính sách đãi ngộ trong kinh doanh.

–          Các khối kinh doanh ta có thể áp dụng được chính sách khoán tập thể. Chia lợi nhuận cho các thành viên dựa vào thành tích đóng góp của đội kinh doanh và lợi nhuận của chính mình => 1 cá nhân được lợi 2 phần: phần từ cá nhân và phần từ đồng đội.Chính sách phúc lợi: “tiền chưa phải là tất cả”, khuyến khích tạo động lực cho nhân viên của mình bằng nhiều cách khác nhau. Một ví dụ cụ thể được chia sẻ: 1 quán ăn tạo động lực cho nhân viên bằng cách khích lệ nhân viên tự sáng chế ra món ăn mới và đặt tên món ăn đó theo sở thích, đặc trưng riêng của mình và thưởng cho nhân viên vì sự sáng tạo đó.

1012718_477389715709907_1439479789_n

        Vì thời gian hạn chế nên buổi tọa đàm đã phải kết thúc với những điểm tóm tắt như sau:

        Đãi ngộ nhân sự trong khủng hoảng thì cần có:

–          Kinh nghiệm đãi ngộ phi vật chất;

–          Đào tạo nhân viên có khả năng, cơ hội để học hỏi,;

–          Cam kết đào tạo trong vị trí cao hơn nhưng không hứa trước là chắc chắn sẽ thăng tiến

–          Yêu cầu các trưởng bộ phận có các buổi đào tạo(cho anh chị em trong ban và nhân viên trong công ty nếu có hứng thú)

          Room 2 là như thế đó!  Xin chia sẻ cùng mọi người tham khảo.

          Xin cảm ơn BTC HRDAY là mang đến cho các anh chị em nhân sự có một ngày hội để cùng nhau chia sẻ và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

                                                         Thu Hoài_ Ban Nhân sự_ CLB HRS.ULSA

1381799_477389762376569_1275197891_n

 


3 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 7 – Chính sách đãi ngộ dài hạn – Lưu Bích Ngọc – CLB HRS.ULSA

      CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 7 CỦA HRDAY 2013:

“CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ DÀI HẠN”

       Lần đầu tiên đến với HRday 2013 cũng là một sự bất ngờ đối với mình, vì là một người may mắn nhận được vé tham dự chương trình khi một khách mời có việc đột xuất mà không tham gia được. ^ ^ Đây là một minh chứng cho câu nói “Nguy cơ với người này là cơ hội đối với đối với người khác”. Vì nhận được thông báo muộn nên mình cũng chưa kịp chuẩn bị được gì cho buổi tham gia hôm ấy và chỉ xem được nửa chương trình còn lại của Room 3 là phần đặt câu hỏi và phản biện 😦 Còn Room 7 thì rất may mình đã không bỏ lỡ một giây phút nào.

       Bước chân vào Trung tâm hội nghị quốc gia mình đã bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn, sang trọng và cách bài trí vô cùng chuyên nghiệp. Mọi công tác tổ chức hết sức chu đáo và tỉ mỉ (chỉ có một điểm mình hơi hụt hẫng là khi kết thúc Room 3 ra ngoài Teabreak thì gần như đã hết đồ ăn >.<). Được tham gia Room 3 và Room 7 mình thấy thật sự được mở mang tầm mắt, được nghe thấy rất nhiều điều thú vị mà trong sách vở không hề có, được gặp rất nhiều người có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực Nhân sự.

a

       Mình muốn chia sẻ cho các bạn về nội dung của Room 7: “Chính sách đãi ngộ nhân sự dài hạn”, phần mà mình rất quan tâm và mình nghĩ nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này của mình.

       Chương trình với sự tham gia chia sẻ của 5 vị diễn giả:

 – Ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT.

– Ông Lê Phụng Thắng, TGĐ CITICOM, Phó chủ tịch Hội DNT Hà Nội.

– Ông Nguyễn Thế Vinh, TGĐ công ty GBI.

– Bà Nguyễn Thị Bích Liên, GĐNS Child Fund Vietnam.

– Bà Nguyễn Thu Hiền, Cố vấn Nhân sự Ngân hàng ANZ Vietnam.

– Bà Lâm Phương Nga, Giám đốc Nhân sự Công ty Bảo Việt Nhân thọ đồng thời cũng là Facilitator hóm hỉnh của chương trình.

b

       Trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, việc thu hút và giữ chân nhân tài cho tổ chức là vấn đề vô cùng cấp thiết và được đặt lên hàng đầu, đấy cũng là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho bộ phận nhân sự của tổ chức đó. Nó có thể giúp cho tổ chức phát triển bền vững và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này,tại Room 7, các diễn giả đã cùng chia sẻ về các chính sách đãi ngộ nhân sự hiện nay và đặc biệt là các chính sách dài hạn nhằm đạt được mục đích lâu dài.

       Ở đây, tất cả các khách mời cũng như diễn giả được chia làm 4 nhóm và ngồi theo vị trí: Đất, Nước, Khí và Lửa theo các cung hoàng đạo cũng giống như 4 nhóm người ở D-I S-C. Đây là lần thứ 2 mình được tiếp xúc với công cụ D-I-S-C và lại một lần nữa mình được khẳng định là người thuộc nhóm C theo cả bài trắc nghiệm trước đây cũng như theo cung hoàng đạo.

  Theo đó:

      + Nhóm Lửa (nhóm D): nhóm thống trị (nhóm những người lãnh đạo): mạnh mẽ, quyết đoán, nóng nảy.

      + Nhóm Khí (nhóm I): nhóm gây ảnh hưởng: thân thiện, hòa đồng, giao tiếp tốt.

     + Nhóm Đất (nhóm S): Cần mẫn, chăm chỉ, tình cảm, có hơi “Lười sáng tạo một chút”.

     + Nhóm Nước (nhóm C): Nhóm tuân thủ: tỉ mỉ, chi tiết, logic, ức chế khi mọi người phát hiện mình mắc lỗi

c          Mở đầu nội dung chương trình Ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa lên chia sẻ vấn đề: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Trong đó ông đã đặt ra các câu hỏi:

      – Hiền tài có cần mô tả công việc không? Liệu có bao nhiêu CEO mô tả công việc hiện nay? Câu trả lời là cần nhưng rất ít người làm điều đó.

      – Hiền tài có sứ mệnh gì?

      Theo ông, hiền tài của Việt Nam có sứ mệnh là “để dân tộc Việt Nam không mãi mãi làm gia công nô dịch”.Trên thực tế các doanh ngiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ để lấy được nguồn lao động rẻ và chỉ thực hiện sản xuất gia công đơn giản tại Việt Nam từ những ý tưởng, thiết kế chính là từ nước họ chứ không phải là từ Việt Nam. Như thế thì nền công nghiệp của nước ta khó mà phát triển được và con người Việt Nam khó mà học hỏi được gì từ những việc gia công ấy. Theo ông, “Sản xuất gia công rất dễ kiếm tiền, nhưng hiện nay việc cần làm là vạch ra lộ trình phát triển để nâng cấp Công nghệ về dài hạn, thay vì “đi kiếm tiền” dễ dàng như trước”.Vì thế cần phải có sản phẩm sáng tạo “Made in Việt Nam”, khi đó chúng ta mới có thể thoát khỏi “chiếc áo gia công nô dịch” cho nước khác.

    Hiền tài thì phải hành động, phải định vị được mình trên sự hội tụ và quyền lực của trí thức toàn cầu.

    –  Vậy môi trường nào cho hiền tài? Để thu hút nhân tài cần có chiến  lược gì?

     Theo ông: “Không cần làm gì để thu hút hiền tài mà hiền tài sẽ tự tìm đến với bạn”. Hiền tài có khát vọng và cần chấp nhận thách thức, vậy chúng ta có cho họ cơ hội không? Có cần giao trọng trách cho họ không?  Câu trả lời là có, bạn cần phải tạo cho họ khát vọng và trao cho họ cơ hội để họ có thể phát triển được năng lực của mình và hãy giao trọng trách cho họ để có thể thể hiện được khả năng của họ, đó cũng là cơ hội mới của công ty, từ đây hiền tài lại càng khát vọng trong công việc và nó tạo thành một vòng tròn chu trình, nếu bạn biết vận dụng vòng tròn này thì ắt hiền tài sẽ tự tìm đến với bạn.

    Ông còn cho rằng một manager cần phải có tư duy Best-in-Class, Vươn tới đỉnh cao đó là:

       – Leader ship > CEO – Best in Class Management Team.

       – Right People > Right Human Resources.

       – Discipline > Guides + Recognitions.

       – Simplicity Core Business > Business Models.

       – Technology > Thinhking Advanced.

       – Innovative >  Invest Motivate New Ideas

       – Best Quality System > ISOs Intergrated management System.

       – Best in Class Culture  > Customer Focus & Procative.

         Đây cũng là một mô hình đã đuợc xây dựng thí điểm với 2 doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam có tham vọng vượt lên tầm khu vực về chất lượng sản phẩm và văn hóa chất lượng Việt Nam.

        Tiếp theo là phần chia sẻ của bà Lâm Phương Nga về Chính sách đãi ngộ nhân viên. Theo bà, Chính sách đãi ngộ có 3 vai trò quan trọng đó là: Gìn giữ cán bộ giỏi, thu hút nhân tài, Tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nó cũng được chia ra làm 2 loại chính đó là: ngắn hạn và dài hạn.

    + Chính sách đãi ngộ ngắn hạn chủ yếu là tiền mặt như: lương, thưởng, chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ cổ tức hằng năm, xe, tiền mặt, nghỉ dưỡng,…

    + Chính sách dài hạn  gồm : Đào tạo, phát triển ; chính sách chương trình tài trợ tự đào tạo; Cổ phần thưởng; Chia sẻ cổ tức sau 3 năm; Cho vay ưu đãi dài hạn; Bảo hiểm Nhân thọ; Bảo hiểm hưu trí tự nguyện; Giờ

làm việc linh hoạt;…

Ưu điểm                                                                                      Nhược điểm

 

Ngắn hạn:   – Đáp ứng ngay, nhanh.                             – Có thể chưa thỏa mãn.

 

Dài hạn:      – Hấp dẫn.                                                        – Chờ đợi lâu.

     Bà Nguyễn Thu Hiền lại chia sẻ về sự phân loại cho chính sách đãi ngộ khác nhau.Việc cần làm ở đây là: Nhận dạng nhân tài và Đãi ngộ cho từng nhóm cán bộ nhân viên.

   – Thứ nhất là Nhận dạng nhân tài, tại công ty của bà có 2 công cụ để xác định nhân tài:

 + Công cụ 9 ô (9 boxes): Hằng năm sau kì đánh giá hiệu qủa làm việc cuối năm thì Hội đồng nhân sự ngồi lại và phân loại nhân sự thành 9 nhóm. Trong đó có 3 ô thuộc nhóm nhân tài thì cần phải có kế hoạch phát triển chi tiết đi kèm với chính sách đãi ngộ đặc biệt: Nhân tài tương lai, nhân tài mới nổi, nhân tài bền vững.

  + Trung tâm đánh giá năng lực (AC/DC) thông qua các bài test, bài tập, báo cáo chuyên đề… để đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của từng nhân tài cụ thể. Trung tâm là công cụ hữu hiệu để xác định nhân tài và lãnh đạo trong tương lai và cho kết quả khách quan, chính xác vì được đánh giá bởi nhiều chuyên gia khác nhau. Tuy vậy nó cũng có điểm hạn chế là cần nhiều chuyên gia tâm lý và nhiều nhà quản lý có chuyên môn và kinh nghiệm sâu, mất thời gian và có thể tốn kém.

     Vì thế phải tùy trường hợp và điều kiện của từng công ty mà sử dụng công cụ phù hợp để nhận dạng nhân tài.

  –  Doanh nghiệp Việt hiện nay thường chia nhân sự thành 3 nhóm: Nhân viên thông thường, Cán bộ quản lý và nhân viên chủ chốt, Quản lý cấp cao. Các cấp đều giống nhau ở bảo hiểm bắt buộc nhưng bảo hiểm sức khỏe thì khác nhau giữa các cấp, ví dụ quản lý cấp cao được bảo hiểm quốc tế còn cấp thấp hơn thì chỉ trên lãnh thổ Việt Nam.Hoặc các chính sách khác nhau cho các cấp khác nhau như cho vay mua nhà, thẻ hội viên (ví dụ Golf), thưởng cổ phiếu,..Hoặc chính sách bảo hiểm y tế đặc biệt: cấp thấp chỉ cho cá nhân cán bộ, cấp cao hơn thì có thể là cho cả gia đình/người thân và có sự khác nhau đối với mức cá nhân và người thân ở những cấp khác nhau.
     

       Phần tiếp theo là thảo luận nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm là trả lời câu hỏi sau đó lên trình bày quan điểm của nhóm mình và trả lời câu hỏi phản biện.

– Nhóm 1: Lửa với nội dung “Người lao động rời doanh nghiệp vì lý do gì?”
– Nhóm 2: Nước với nội dung “3 loại hình đãi ngộ vật chất hiệu quả nhất?”
– Nhóm 3: Khí với nội dung “3 loại hình đãi ngộ phi vật chất hiệu quả nhất?”
– Nhóm 4: Đất với nội dung “Nên phân loại đánh giá nhân sự như thế nào cho hiệu quả?”

     Các nhóm đang thảo luận rất sôi nổi về lý thuyết quản trị lẫn thực tiễn tại từng doanh nghiệp mà các thành viên đang công tác.

    + Đại diện cho Nhóm Lửa lên thuyết trình đầu tiên: 3 Lý do chính mà người lao động bỏ việc là do chính sách đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp và công việc.
+ Chính sách đãi ngộ: lương thấp, cơ hội phát triển thấp, đào tạo, phúc lợi.
+ Văn hóa doanh nghiệp: ứng xử, quan hệ đồng nghiệp, môi trường làm việc, năng lực quản lý,…
+ Công việc: nhàm chán, không có thay đổi mới, thiếu sự thách thức,..
Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan từ bên ngoài.
    Anh Thái Hòa phản biện là không đưa ra một vấn đề cực lớn của lý do rời bỏ việc của người lao động đó là “Sếp”, các DN nước ngoài thường gắn trách nhiệm với Sếp về lý do bỏ việc của NLĐ và Nhóm Lửa nói rằng họ đã quy Sếp thuộc về văn hóa doanh nghiệp.
    Một khán giả bổ sung ý kiến: Lý do người lao động rời bỏ doanh nghiệp là do họ chưa được đánh giá năng lực đúng đắn.
     – Nhóm Khí: Trình bày về 3 gói đãi ngộ phi vật chất

+ Đào tạo và phát triển.
+ Khen thưởng.
+ Môi trường làm việc và chính sách quan tâm đến gia đình cán bộ nhân viên.

    Một khán giả hỏi: Nhóm Khí nghĩ thế nào nếu phần thưởng đặc biệt của nhân viên Apple là để thưởng thành tích thì Apple sẽ tổ chức một bữa ăn riêng giữa nhân viên với Steve Job? Chị Lâm Phương Nga chia sẻ: các doanh nghiệp ở Nhật, nhân viên đều đi giày màu đen hoặc xăng đan có bịt mũi màu đen, đó là văn hóa doanh nghiệp và nó tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc. Đây đều là những biện pháp đãi ngộ hay và đáng để học tập và vận dụng phù hợp ở từng doanh nghiệp.

  – Nhóm Đất: Chia sẻ về các công cụ phân loại, đánh giá nhân sự hiệu quả.

+ AS/DC.
+ KPI.
+ Yếu tố thâm niên
+ Chuyên môn

+ Chấm điểm mức độ nhiệt tình cảu nhân viên.
+ Việc phân chia 9 ô hay 6 ô hay 4 ô còn phụ thuộc vào quy mô công ty, vào ngân sách cho đãi ngộ, tuy nhiên cơ bản nhất vẫn là 3 nhóm Quản lý cao cấp – Quản lý trung cấp và nhân viên chủ chốt – Nhân viên thông thường.

     Cần phải biết chọn lựa công cụ thích hợp để phân loại và đánh giá nhân sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, phương thức hoạt động của doanh nghiệp mình sao cho đạt hiệu quả nhất.

  – Cuối cùng là phần trình bày của Nhóm Nước (nhóm của mình đấy ^^) về 3 loại hình ưu đãi vật chất:

+ Lương năng suất, chia lãi.

+ Phụ cấp + Bảo hiểm.

+ Thưởng sáng kiến (Thực tế là một số doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công với phương pháp này).

       Phần cuối của chương trình là đặt câu hỏi cho diễn giả.

    – Đối với câu hỏi về cách chia lãi được áp dụng như thế nào?

+ Anh Thắng chia sẻ về cách chia lãi của CITICOM đó là chia lãi theo năng suất lao động, chia theo tỷ lệ 30:70 trả hàng tháng phần còn lại chia theo KPI, hoặc chia theo tỷ lệ cho khoán vượt trên mức bắt buộc và theo cấp cán bộ nhân viên và đánh giá hiệu quả làm việc.

+  Anh Thái Hòa lại chia sẻ về cách chia lãi mà theo mình là rất hay của Tập đoàn FPT đó là Phương pháp: “Thành Cát Tư Hãn”. Ở thời Thành Cát Tư Hãn, mỗi một vị tướng chiếm được một miền đất mới thì mảnh đất đó sẽ được chia làm 3 phần: 1 phần chính ông tướng ấy được hưởng, 1 phần đóng góp cho vua, phần còn lại là cho quốc gia. Và tại FPT đang thực hiện chính sách này có hiệu quả, các doanh nghiệp khác có thể học tập để vận dụng chính sách này.

    – Phòng Nhân sự làm thế nào để thuyết phục cấp trên với đề xuất về chính sách nhân sự?

    + Theo anh Vinh, vấn đề ở đây nằm trong chính nội dung đề xuất của bạn, nó phải tác động 2 chiều là với cán bộ nhân viên và với công tác quản lý. Đề xuất phải giúp đỡ được cho nhân viên và cũng phải giúp hỗ trợ cho công ty về mặt quản lý.

    + Với vai trò là CEO, anh Hòa cho rằng “Một người làm về nhân sự thì phải dũng cảm đứng ra bảo vệ người lao động, nếu không làm được điều đấy thì không xứng đáng làm về nhân sự”(mình rất tâm đắc với câu này).

    + Đứng trên cương vị là Giám đốc nhân sự, chị Liên chia sẻ phải cân bằng giữa Cost và Benefit, chỉ khi lợi nhuận thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì lãnh đạo mới có thể đồng ý với đề xuất này.

    + Là một cố vấn nhân sự, chị Liên cho rằng: Làm về nhân sự là người đủng giữa sếp và người lao động, không được thiên về bên nào cả, phải thấu hiểu cả sếp, thấu hiểu cả người lao động.

   – Câu hỏi cuối cùng là: Làm sao để người lao động thực hiện chính sách nhân sự hiệu quả khi chính sách đã được phê duyệt?

     + Cách thứ nhất là dùng “Bóng sếp”, tức là để sếp truyền thông trước sau đó Nhân sự mới làm sau.

     + Cách thứ hai là truyền thông trước với các Trưởng bộ phận, sau đó các trưởng bộ phận sẽ về trực tiếp truyền thông với từng bộ phận của mình, cuối cùng Nhân sự mới truyền thông sau, như thế thì việc truyền thông sẽ dễ dàng hơn.

       Do thời gian chương trình đã hết, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp chưa được đưa ra là sự tiếc nuối của mọi người. Nhưng nó đã cho thấy một HRDAY 2013 thú vị và tuyệt vời , dự báo HRDAY năm sau sẽ được mọi người mong đợi như thế nào. Tạm biệt HRDAY 2013!

       Mong rằng sang năm mình lại được tham dự một lần nữa.

                                                                    Lưu Bích Ngọc_Ban Nhân sự_CLB HRS.ULSA

Dd

 


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 1 – Kinh nghiệm tái cấu trúc tổ chức – Nguyễn Huệ – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 1 CỦA HRDAY 2013:

“KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC”

Được là một thành viên của HRS.ULSA là một sự may mắn đối với mình. Và may mắn hơn cả là Câu lạc bộ đã mang cho mình cơ hội đến với Ngày hội Nhân sự Việt Nam HRDay 2013 – điều mà một sinh viên năm 3 như mình chỉ nằm mơ mới dám nghĩ tới mà thôi. Vì vậy, mặc dù gần đến giờ chương trình bắt đầu mình mới nhận được tin tham dự nhưng mình đã nhanh chóng gác lại mọi việc để bắt taxi ngay đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tuy đã bỏ lỡ một phần đầu giới thiệu nhưng mình vẫn kịp tham dự nội dung chính của Room 1.

1425736_534021170007554_1180716486_n

Đây là một ngày hội Nhân sự lớn nhất mà mình từng tham gia. Nên mình cảm thấy mọi thứ ở đây được tổ chức quá chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp từ cách chào đón khách mời đến cách check in của các cô lễ tân rất thân thiện, chu đáo cho đến các cách tổ chức chương trình của BTC. Những điều này đã để lại cho mình học hỏi thêm được chút ít về khâu tổ chức chương trình.

1005832_477389832376562_1347050278_n

Đến với chương trình mình đã chọn Room 1: Kinh nghiệm tái cấu trúc tổ chức, đây cũng là chủ đề không chỉ mình mà có rất nhiều người quan tâm tới trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Room 1 với sự tham gia của rất nhiều các CEO và các chuyên gia cao cấp đó là :

– Ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Trí Tri Group
– Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse
– Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà
– Ông Phạm Thành Hưng, Phó TGĐ CEN Group
– Ông Nguyễn Đăng Minh, Tập đoàn Toyota
– Ông Đinh Văn Hồng, Chủ tịch Hội DNT Hà Nam
– Ông Hoàng Việt Cường, TGĐ Công ty Trường Giang

Cùng sự dẫn dắt chương trình của Facilitator Chuyên gia Nhân sự Nguyễn Thanh Hà rất thu hút và gây tò mò đối với các khách mời:E

Trước khi vào nội dung chia sẻ của các diễn giả, chị Hà nêu ra các nội dung chính đó là: Nhận diện thời điểm tái cấu trúc tổ chức; Tạo động lực tái cấu trúc; Kinh nghiệm trong tái cấu trúc; Chỉ số đánh giá hiệu quả tái cấu trúc. Tất cả những nội dung này đều được các diễn giả nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cũng như trả lời các câu hỏi của khách mời.

            Về vấn đề nhận diện thời điểm tái cấu trúc tổ chức được ông Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Group đưa ra một số yếu tố nhận diện như: Năng suất không tăng; Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường suy giảm, hàng tồn kho nhiều; Văn hóa doanh nghiệp tích cực ngày càng trở nên trì trệ và tái cấu trúc phải bắt đầu từ sự thay đổi suy nghĩ của người lãnh đạo cao nhất. Một thực trạng hiện nay ông đưa ra đó là có khoảng 30% số đơn vị tái cấu trúc thất bại. Và nguyên nhân chính là các đơn vị chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm tái cấu trúc là gì?; Văn hóa Doanh nghiệp thay đổi dẫn đến trì trệ. Bên cạnh đó là việc thực hiện quá trình tái cấu trúc có cái đúng, có cái sai, không kiên trì. Đóng góp vào khái niệm tái cấu trúc được anh Minh (Tập đoàn Toyota) đưa ra là một quá trình liên tục có định hướng vượt qua các khó khăn và trì trệ của tổ chức để đạt được kết quả tốt đẹp và  phát triển bền vững hơn. Một điều mà anh nhấn mạnh ở đây đó chính là cụm từ “Cải tiến liên tục”, nghĩa là nó phải là một hành trình cải tiến liên tục trong tổ chức chứ không phải chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định. Việc cải tiến phải bắt nguồn từ chất xám và từ những việc đơn giản nhất. Anh có đưa ra ví dụ: Một cô thư ký phải đi photo giấy tờ cách xa chỗ cô làm thì hãy chuyển máy đến gần bàn làm việc của cô để tiết kiệm thời gian làm việc. Như vậy, theo anh Minh việc cải tiến liên tục không phải là cái gì to tát lắm mà nó là một quá trình liên tục, đơn giản và làm tăng giá trị của phương pháp, lợi nhuận hay thương hiệu. Về vấn đề này ông Chiến cũng đã nhấn mạnh thêm rằng tái cấu trúc là một quá trình toàn diện và sâu sắc trong mọi bộ phận chứ không phải chỉ một bộ phận.

           Tiếp theo vấn đề này, anh Hưng (Phó TGĐ CEN Group) cũng có đưa ra một ý kiến về việc săn người giỏi từ bên ngoài vào tổ chức là rất khó vì theo anh một người giỏi đối với tổ chức khác thì họ giỏi nhưng chưa chắc về tổ chức của bạn họ đã làm được. Thế nên theo anh, các tổ chức nên xây dựng từ những người ban đầu do họ đã hiểu biết rõ về doanh nghiệp và chủ động hơn. Việc thay thế những người nắm giữ các vị trí chủ chốt là không tốt.

            Các diễn giả khác cũng có đưa ra cùng quan điểm việc bắt nguồn tái cấu trúc đó là từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài dẫn tới các tổ chức cần phải thay đổi theo một cách phù hợp; đây là việc làm cần thiết theo định kỳ. Và đối với bất kỳ tổ chức nào thì con người cũng giữ vai trò quan trọng nhất. Vì thế các chuyên gia đều cho rằng trước hết cần tạo động lực cho nhân viên thay đổi thì tất cả những yếu tố khác sẽ tốt hơn. Các tổ chức cần luôn tạo sức ép, cơ hội cũng như chủ động tạo liệu pháp sốc để thay đổi họ. Một điều ông Minh nhận thấy khi làm việc với người Nhật và người Việt đó là: người Nhật thì họ luôn thể hiện hết vai trò cá nhân nhưng người Việt thì thường núp dưới cái bóng tập thể. Do đó cần phải thay đổi họ để khai thác hết sức sáng tạo của con người trong tổ chức.

             Trong các câu hỏi của khách mời thì mình tâm đắc và rất quan tâm là một câu hỏi có liên quan đến việc bất đồng quan điểm khi đưa ra quyết định do thành viên Ban Lãnh đạo có những nền văn hóa khác nhau. Cả 3 ông Minh, Ông Hưng và ông Chiến đã cùng giải đáp thắc mắc của chị. Các diễn giả đã chia sẻ việc quan trọng nhất là đào tạo tâm thế. Nghĩa là việc làm được thực hiện trước khi mỗi cá nhân tham gia tổ chức, giúp họ thấu hiểu được mọi việc là đều mang lại lợi ích họ để không xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa các cá nhân. Tiếp đến là đào tạo tư duy khoa học giải quyết vấn đề. Vấn đề ở đây là gì? Nguyên nhân ở đâu? Và giải quyết phải dựa trên căn cứ khoa học. Nếu đưa ra nhiều ý kiến cảm tính sẽ rất mất thời gian.

            Với câu hỏi cắt giảm chi phí trong việc tái cấu trúc thì ông Chiến không đồng ý với quan điểm này mà ông cho rằng: “Quản trị chi phí là chi cho tới nhưng chi không được phí”. Để có một sự sáng tạo tạo ra một mũi nhọn chỉ chiếm một số ít còn tạo ra kết quả là số đông. Do đó cần cân đối người tuyển vào sao cho khoản chi cho việc đó không bị phí và phù hợp với tổ chức của mình. Ông khẳng định 1 câu rằng: “Chi cho con người mà đúng không bao giờ phí”. Và giải pháp được đưa ra là chuyển từ định phí thành biến phí, income phụ thuộc vào outcome mà người lao động tạo ra cho doanh nghiệp. Tất cả phải được công bằng, người lao động tạo ra giá trị cần được hưởng đúng giá trị. Theo ông, Chi phí = Chi phí thực + lãng phí, vì vậy cần cắt bỏ cái lãng phí bằng tư duy trí tuệ chứ không phải bằng các việc làm gây hại như rút ruột công trình hay sử dụng nguyên liệu kém chất lượng… còn chi phí thực là chi phí cần thiết không thể cắt bỏ.

            Câu hỏi cuối tập trung vào chỉ số đưa ra để xem xét tái cấu trúc được các diễn chia sẻ về việc chia ra 5 bậc và cách xây dựng quy trình làm việc bao nhiêu giờ? Cần bao nhiêu người? Cần phải xác định đầu người và cải tiến không ngừng giảm số giờ làm xuống. Bên cạnh đó cần xác định ra top 20 người tốt nhất căn chuẩn mực để làm người chốt hợp đồng còn những người khác có thể hỗ trợ, quảng cáo tìm kiếm khách hàng. Nghĩa là thay vì dàn hàng ngang thì nên chia cho mỗi người một việc mà họ làm tốt nhất.

            Kết thúc buổi tọa đàm ông Hưng đã tóm tắt lại việc tái cấu trúc muốn thành công cần phải xác định đúng mục tiêu chính tức là chỉ ra mục tiêu cụ thể như doanh nghiệp muốn tăng cao lợi nhuận hay muốn chiếm lĩnh thị trường khi đó biến đã được cố định mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn.

            HRDay 2013 đã khép lại nhưng nó để lại trong mình rất nhiều cảm xúc khó tả. Dường như có một động lực nào đó từ sự kiện này khiến mình yêu thêm, tự hào hơn về nghề Nhân sự. Và đặc biệt được tiếp xúc giao lưu với các CEO, chuyên gia cao cấp và các anh chị trong nghề đã làm em rất khâm phục và nhận thức về bản thân mình còn đang rất kém và cần phải học hỏi hơn nhiều, thay đổi bản thân tốt hơn nữa thì mới có thể thành công được trong nghề.

            Chúng ta sẽ cùng hẹn gặp lại HRDay vào 2014 lúc đó nhất định mình cùng các bạn đã hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất để có thể đóng góp chút công sức vào vòng kết nối cộng đồng Nhân sự này nhé.

Nguyễn Thị Huệ_Ban Truyền thông – Đối ngoại_CLB HRS.ULSA

1453250_477390839043128_1733104724_n


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay – Đinh Nhật Anh – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 4 CỦA HRDAY 2013:

“KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY”

Chủ nhật (3/11/2013) một sự kiện thường niên – Ngày Nhân sự Việt Nam đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội với sự có mặt của các CEO, các chuyên gia, cùng các anh chị trong ngành Nhân sự đến cùng chia sẻ về ngành trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Và thật vinh dự khi một vài gương mặt của Câu lạc bộ HRS.ULSA may mắn có cơ hội được tham gia sự kiện hết sức trọng đại này.

969844_597698483607193_1998975386_n

Đến với Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động, mọi người đã được nghe những chia sẻ của những nhân vật có tiếng trong giới Nhân sự:
– TS.Nguyễn Xuân Thu, Chuyên gia Cao cấp EduViet về Luật Lao động, Phó Ban Thư ký Bộ Tư pháp.
– Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Công ty Traphaco.
– LS.Vũ Dũng, Giám đốc Công ty Tư vấn VDB Việt Nam.

Phần một, các diễn giả sẽ có những chia sẻ riêng của bản thân về vấn đề tranh chấp lao động ở Việt Nam hiện nay.
TS.Nguyễn Xuân Thu mở đầu cuộc chia sẻ bằng việc đặt ra câu hỏi: “Khủng hoảng kinh tế và Tranh chấp lao động có mối liên quan gì với nhau không?”. Trên thực tế chúng ta đều có thể thấy rất rõ ràng khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp thể hiện ở việc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chính sách tuyển dụng của mình, điều chỉnh chế độ đãi ngộ, thậm chí phải cắt giảm nhân sự dẫn đến một loạt các tranh chấp lao động xảy ra.

a

Ông cũng chia sẻ về hai xu hướng chính khi có tranh chấp lao động xảy ra:

–                     Xu hướng 1: Đối thoại thể hiện qua việc thương lượng, trung gian và hòa giải.

–                     Xu hướng 2: Đối đầu thể hiện qua việc khiếu nại, khởi kiện.

Trong đó, xu hướng được sử dụng phổ biến hơn là đối thoại, nếu đối thoại thành công thì tranh chấp sẽ dễ dàng được giải quyết. Nếu sử dụng đối đầu, tức là  đã có sự tham  gia của Tòa án thì mọi việc sẽ ở mức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên theo ông Thu, không phải lúc nào cũng có thể theo xu hướng đối thoại bởi có những sự việc mà bắt buộc phải sử dụng đến đối đầu mới giải quyết được, vì vậy đòi hỏi ở những người làm nhân sự cần phải có sự linh hoạt, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà áp dụng.

Vậy cần có những gì để tham gia giải quyết tranh chấp lao động?. TS.Nguyễn Xuân Thu đã đưa ra một vài gợi ý như sau:

–                     Trước tiên, bản thân những nhà quản lý, các cán bộ nhân sự cần có sự am hiểu (kiến thức) về hệ thống tổ chức, văn hóa của doanh nghiệp mình và đặc biệt là sự am hiểu (kiến thức) về pháp luật nói chung và Luật Lao động nói riêng. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng việc am hiểu về pháp luật đang là một thách thức không chỉ riêng cán bộ nhân sự mà còn cả với các nhà quản lý cấp cao.

–                     Thứ 2 đó là những kỹ năng liên quan và có thể vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như kỹ năng thương lượng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tham gia tố tụng, thậm chí cả những kỹ năng thông thường như nghe, nói, đọc, viết cũng vô cùng quan trọng.

–                     Thứ 3 là sự nhẫn nại. Đây là điều hết sức quan trọng bởi chính cán bộ nhân sự đôi khi không thể giữ được bình tĩnh trong quá trình giải quyết tranh chấp, chính họ có thể trở thành “Giọt nước làm tràn ly”, là ngòi châm cuối cùng làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên vô cùng khó khăn khi mà lẽ ra nó đã có thể được giải quyết ổn thỏa.

Sau những gợi ý của TS.Nguyễn Xuân Thu là phần chia sẻ của bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Công ty Traphaco, một người được rất nhiều cán bộ công nhân viên trong công ty vô cùng yêu mến và kính trọng.

Đến với sự kiện HRday 2013 bà Thuận nhấn mạnh rằng tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể nhưng chúng ta phải có cái nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhưng chính nó cũng lại có chức năng sàng lọc, những doanh nghiệp nào yếu và hoạt động không hiệu quả tất yếu sẽ bị loại bỏ, còn những doanh nghiệp nào mạnh hơn sẽ tìm cách vượt qua nó để khẳng định vị thế của mình. Khủng hoảng ở đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với các doanh nghiệp.

B 

 Bà Thuận lại chia sẻ thêm thực tế về câu chuyện tại Traphaco, một công ty hàng đầu trong ngành Dược. Theo bà điểm then chốt dẫn đến tranh chấp lao động chính là “Thái độ của người lao động”. Doanh nghiệp nên xây dựng các giá trị riêng của mình, các quy định của công ty cần được ban hành một cách rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc. Nếu doanh nghiệp luôn làm đúng quy định, hợp pháp thì tranh chấp sẽ không xảy ra.

Diễn giả thứ 3 là Luật sư Vũ Dũng có cùng quan điểm với 2 diễn giả trước về việc khủng hoảng kinh tế dẫn đến hậu quả là tranh chấp lao động. Tuy nhiên, theo cá nhân ông cho rằng nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ những quy định của pháp luật trong việc cắt giảm nhân sự, chấm dứt Hợp đồng lao động dẫn đến việc tranh chấp. Thêm vào đó là trong bối cảnh khó khăn, trình độ pháp lý của người lao động ngày càng tăng lên, họ hiểu biết hơn về pháp luật, vì vậy họ sẵn sàng lên tiếng khi lợi ích của mình bị xâm phạm.

C

Theo ông Dũng, hậu quả phát sinh do tranh chấp sẽ tỷ lệ thuận với thời gian, tiến trình vụ việc tranh chấp lao động, chính vì vậy giải quyết tranh chấp càng sớm, nhanh gọn, triệt để thì thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu càng ít hơn. Và ông còn nhấn mạnh thêm về những điều cần lưu ý khi các cán bộ nhân sự tham gia giải quyết tranh chấp:

–                     Khi thương lượng tuyệt đối không tạo ra không khí đối đầu giữa doanh nghiệp và người lao động. Trên thực tế 99% quá trình thương lượng bị đình trệ là do nguyên nhân trên.

–                     Cán bộ nhân sự cần có quan điểm khách quan trong vụ việc tranh chấp, không được luôn cho rằng mình đúng mà cần có cái nhìn rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hai bên.

–                     Không nên tranh luận về quan điểm mà cần tập trung giải quyết lợi ích của hai bên vì xét về bản chất thì tranh chấp diễn ra là do xung đột về mong muốn, lợi ích chứ không phải xung đột về quan điểm.

Nếu trong trường hợp thương lượng trực tiếp không thành công, buộc phải có  sự can thiệp của tòa án để kết thúc tranh chấp thì mỗi bên cần phải nghiên cứu kĩ về hồ sơ vụ việc, căn cứ pháp lý, đưa ra những bằng chứng, lập luận trước tòa rằng lợi ích của mình bị xâm hại.

Sau những chia sẻ của các diễn giả là phần thứ 2 đó là phần đối thoại, giao lưu trực tiếp của các thành viên có mặt tại phòng. Rất nhiều tình huống được đưa ra để các diễn giả cùng các thành viên tranh luận và đưa ra giải pháp phù hợp. Dưới đây thành viên HRS.ULSA chỉ đưa ra một số câu hỏi mà  trong quá trình lắng nghe chúng mình đã tiếp thu được:

Tình huống 1:

Chị Lành – Công ty liên doanh với Hồng Koong đưa ra câu hỏi về tình huống lao động đình công của một xưởng đòi nghỉ 2 ngày thứ 7/tháng trong khi đặc thù công việc của công ty không cho phép nghỉ như vậy. Sau 17 ngày đình công, hiệu suất công việc mà mỗi công nhân đó đạt được giảm 30% và công ty quyết định đóng cửa bộ phận đó. Vậy công ty cần đưa ra chính sách đối với những người lao động đó như thế nào?

Bà Thuận và ông Thu cùng đưa ra cách giải quyết: Cố gắng đưa người lao động vào tình huống tự đề xuất xin nghỉ việc. Nếu đóng cửa theo đúng luật thì không phải đền bù, nếu có thể thì doanh nghiệp nên đền bù 1 chút lợi ích cho họ.

Tiếp nối vấn đề của chị Lành: Hằng ngày số công nhân đó đến công ty nhưng không chịu làm việc, thậm chí có những hành động gây rối, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người lao động khác. Công ty đã phải nhờ đến sự can thiệp của lực lượng công an khá đông (30 người) đến để giải quyết, nhưng mỗi khi công an tới họ lại không thể hiện sự phá rối của mình.

Ông Dũng đưa ra giải pháp: Công ty phải tìm hiểu xem thực sự công nhân đang muốn gì và phải cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ với bên công an để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Sau chương trình nếu chị Lành có thắc mắc gì có thể liên hệ với các diễn giả để có cách giải quyết triệt để.

Tình huống 2:

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Khu Công Nghiệp Quế Võ chia sẻ tình huống: Có 1 trường hợp người lao động được doanh nghiệp cử đi đào tạo, sau khi đào tạo xong lại chấm dứt hợp đồng đúng quy định trước 45 ngày nhưng không thực hiện cam kết sau khi đào tạo sẽ làm việc cho doanh nghiệp . Vậy trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giải quyết như thế nào?

Về vấn đề của ông Tuấn, LS.Vũ Dũng đưa ra cách giải quyết như sau: Doanh nghiệp cần phải có chế định, quy định rõ ràng về vấn đề cam kết sau đào tạo đối với người lao động vì pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của 2 bên, tránh kiện cáo ra tòa. Nếu doanh nghiệp đã có chế định rõ, khi người lao động vi phạm thì họ phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty.

TS.Nguyễn Xuân Thu bổ sung thêm: Luật chưa thống nhất trong việc chấm dứt HĐLĐ đúng quy định của người lao động sau quá trình đào tạo vì vậy doanh nghiệp phải quy định chặt chẽ trong cam kết và HĐLĐ.

Còn rất nhiều câu hỏi mà các thành viên trong phòng muốn được các diễn giả giải đáp, nhưng do thời hạn chương trình chỉ 2 tiếng đồng hồ nên không thể trả lời hết các câu hỏi của mọi người.

Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động kết thúc thành công, những người tham gia cũng đã có thêm những hiểu biết mới trong việc giải quyết các tranh chấp lao động để có thể áp dụng trong doanh nghiệp của mình. Bản thân các thành viên của HRS.ULSA, tuy chỉ mới là những sinh viên còn ngồi trên giảng đường Đại học Lao động – Xã hội nhưng qua buổi chia sẻ này cũng đã tích lũy thêm nhiều điều, nhiều kinh nghiệm bổ ích và coi đây là một phần trong hành trang để theo đuổi đam mê với ngành nhân sự. Hi vọng trong tương lai các thành viên Câu lạc bộ sẽ có nhiều cơ hội tham dự những sự kiện có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn như vậy.

Đinh Nhật Anh_Ban Chuyên môn_CLB HRS.ULSA

IMG_0483

 

 

 


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 6 – Chiến lược thu hút và gìn giữ nhân tài – Nguyễn Trang – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 6 CỦA HRDAY 2013:

“CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GÌN GIỮ NHÂN TÀI”

Lần đầu tiên có cơ hội được tham dự Vietnam HRDay – một diễn đàn thường niên cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng giới Nhân sự lớn nhất tại Việt Nam với sự tham gia của hàng nghìn Doanh Nhân, Giám đốc, những người đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực Nhân sự. Mình đã rất háo hức đến sớm tham quan triển lãm và chụp những bức ảnh cùng các anh chị bạn bè bên backdrop. Không khí diễn ra ngày một nhộn nhịp, bàn check in ngày một đông hơn không khí chương trình dần được nóng lên và mình lại càng hào hứng hơn.

1459891_534021373340867_787074437_n

Vietnam HRDay 2013 với chủ đề: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VƯỢT KHỦNG HOẢNG – kịch bản của chương trình: http://hrday.vn/2013/kich-ban-ha-noi.html

Đến với sự kiện lần này mình đã lựa chọn 2 room ưng ý trong hai phần của chương trình trình (room 2 – Kinh nghiệm đãi ngộ trong khủng hoảng, room 6 – Chiến lược thu hút và gìn giữ nhân tài) nhưng do điều phối chương trình nên mình đã không được tham gia room 2 ngay từ đầu.Trong bài viết này mình xin chia sẻ với tất cả các bạn về những kiến thức mình đọng lại khi tham gia room 6 – Chiến lược thu hút và gìn giữ nhân tài.

Sau khi phần I: Vượt khủng hoảng diễn ra tốt đẹp và còn rất nhiều vấn đề mọi người còn muốn được bàn luận thì phần teabreak giúp mọi người đến gần với nhau hơn và tiếp tục làm quen giao lưu và bàn luận. Đã gần cuối giờ chiều kết thúc phần teabreak bước sang phần II: Hướng tới tương lai, vào với room 6 không khí chương trình vẫn rất hào hứng và khán phòng vẫn rất đông.

Trước khi bắt đầu vào chương trình bà Vũ Thùy Dương – Tổng giám độc Eduviet Corporation lên trao chứng nhận và bó hoa tươi thắm đến đại diện của nhà tài trợ chính Generali Vietnam.

Chương trình chính thức bắt đầu với sự dẫn dắt vô cùng hấp dẫn của falicitator Nguyễn Thị Kim Loan, Chủ tịch công ty cổ phần Quốc tế Tài năng BTI. Trong buổi nội dung mọi người rất vui được có cơ hội cùng lắng nghe và trao đổi với các Doanh nhân và chuyên gia hàng đầu Việt Nam.

  1.  Ông Nguyễn Thái Dũng – Phó TGĐ BigC
  2.  Ông Nguyễn Xuân Phú – Phó TGĐ tập đoàn Sunhouse, Phó chủ tich hội DNT Hà Nội,
  3. Ông Lê Vĩnh Sơn – Phó chủ tịch tập đoàn Sơn Hà, Chủ tich hội Doanh Nhân trẻ Hà Nội
  4. Bà Nguyễn Thu Thủy – GĐ Nhân sự Generali Vietnam
  5. Ông Nguyễn Văn Thọ – GĐ khối QT và PT NNL Seabank
  6. Trần Tuấn Đại – Phó TGĐ Vitto.

1385313_477390225709856_2057046086_n

Sau màn giới thiệu những diễn giả của chúng ta thì bà Kim Loan tiếp tục dẫn dắt vào chủ đề, đầu tiên là bà chia sẻ về chiến lược thu hút và giữ nhân tài, cách thức để nhận biết nhân tài qua kiến thức (họ biết gì), năng lực (họ có thể làm gì), Kinh nghiệm (họ đã làm gì), những biểu hiện cá nhân (họ thuộc tuýp người nào). Những thách thức từ bên trong và bên ngoài vậy làm thế nào để có được chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài hiện nay.

Tiếp theo chương trình là sự chia sẻ của bà  Nguyễn Thu Thủy – GĐ Nhân sự Generali Việt Nam một số con số kết quả khảo sát trong khu vực Châu Á để cho thấy được rằng hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trong khu vực cũng đang gặp phải những khó khăn trong vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài.

Bà Thủy đề cập đến:

Sáu vấn đề quản lý nhân tài:

  1. Chi phí tăng lương.
  2. Tỷ lệ tăng trưởng mong muốn.
  3. Số lượng lao động thuộc thế hệ trẻ ngày một tăng lên.
  4. Thay đổi công việc thường xuyên, ít gắn bó với công ty.
  5. Bộ phận Nhân sự dành nhiều thời gian cho công việc hành chính thông thường và dành ít thời gian cho công việc mang tính chiến lược.
  6. Thiếu nền tảng cho việc quản lý nguồn nhân lực như thiếu cấu trúc bậc công việc, chính sách đãi ngộ.

Năm ưu tiên hàng đầu:

Untitled

Kết thúc phần trình bày của bà Thủy, chương trình chuyển sang phần giao lưu hỏi đáp:

Câu hỏi thứ nhất: “Kinh nghiệp tái cấu trúc tổ chức” trong việc đãi ngộ nhân tài thì ông Lê Vĩnh Sơn có chia sẻ về thực tế tại Doanh nghiệp của mình. Trong chiến lược độc đáo về giữ chân nhân tài của ông Sơn có chia sẻ tập chung cho mỗi người vào chyên sâu từng mảng và những người nhân viên đó chỉ có cơ hội làm việc tốt tại Doanh nghiệp cuả mình nhưng khi chuyển nơi làm việc lại không áp dụng được nên học sẽ gặp khó khăn khi chuyển đi như vậy sẽ giữ chân được nhân tài ở lại đây là một ý kiến rất độc đáo.

Câu hỏi thứ hai: “Nhân tài và Nhân sự chủ chốt có phải là một” và câu hỏi này đã được Ông Đại, Phó TGĐ Vitto chia sẻ ở đây Nhân tài rộng hơn và bao hàm Nhân sự chủ chốt, Nhân tài là một nhóm tiềm năng phát triển để trở thành Nhân sự chủ chốt.

Câu hỏi thứ ba một câu hỏi rất thực tế: “Ngoài tiền ra có thể sử dụng biện pháp nào để thu hút và giữ chân nhân tài” Ông Nguyễn Xuân Phú, chủ tịch tập đoàn Sunhouse, Phó chủ tịch hội DNT Hà Nội trả lời ngoài phương pháp sử dụng tài chính thì ta có thể sử dụng phương pháp phi tài chính tác động vào tâm lý của nhân viên, vẽ ra cho họ thấy được những thành qủa trong tương lai và những người tài thì có tầm nhìn và có khả năng vượt qua những lúc khó khăn một câu trả lời rất ấn tượng.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ BigC chia sẻ việc giữ chân nhân tài bằng chính thương hiệu và văn hóa của công ty, những người làm Nhân sự phải phát hiện được những điểm mạnh điểm yếu của nhân viên để phát triển lên.

Càng về cuối chương trình thì không khí có vẻ hào hứng hơn, trong room 6 với tư cách là một khách mời nhưng Ông Nguyễn Đăng Minh được lời mời chia sẻ về việc giữ chân nhân tài thì ông có chia sẻ từ câu chuyện thực tế đôi với công ty Nhật thường có văn hóa tuyển dụng suốt đời bằng những kiến thức thực tề mà ông trải qua. Người Nhật thường trích tiền lương hàng tháng của mỗi công nhân và lấy tiền đó đầu tư váo sản xuất kinh doanh và khi người lao động nghỉ hưu họ trả lại toàn bộ tiền vốn và tiền lãi như vậy đây là điều kiện ràng buộc gắn bó với NLĐ vì khi họ chuyển công tác thì chỉ được nhận lại một phần số tiền đó sẽ giúp cho công ty giữ chân nhân tài tốt hơn.

Câu hỏi thứ tư được dành cho bà Thủy: “Làm thế nào để có thể thu hút được nhân tài bằng  tiềm năng của doanh nghiệp” bà Thủy đã chia sẻ từ câu chuyện thực tế của mình thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để tạo sự liên kết và tìm ra được những tiềm năng để đào tạo và phát triển.

Chỉ còn ít phút nữa là hết thời lượng của chương trình nhưng không khí ngày càng nóng lên nhiều người muốn đặt câu hỏi.

Câu hỏi thứ năm dành cho ông Thọ: “Hiện nay nhiều người tài nhưng bên cạnh đó lại suy thoái đạo đức” vậy cần phải quản lý những người này như thế nào? Ông Thọ trả lời trước hết như vậy thì người lãnh đạo người cầm đầu phải sạch trước và doanh nghiệp cần phải có quy trình tác nghiệp rõ ràng để có thể quản lý và kiểm soát lực lượng này và vấn đề là những nhà quản lý đã sẵn sàng quản lý nhân tài hay chưa?

Câu hỏi thứ sáu là câu hỏi một lần nữa lại được đặt cho ông Thọ: “Với một người như ông thì Doanh nghiệp hiện tại đã dùng biện pháp gì để giữ chân ông?” ông chia sẻ về câu chuyện của mình khi chuyển từ BIM sang Banking từ một câu nói của một người bạn bảo ông “anh cứ ngồi ở vị trí gold mãi không để cho người khác có cơ hội phát triển sao” đây là lý do rất đơn giản mà ông chuyển việc, mọi người rất hào hứng với câu chuyện của ông.

Câu hỏi thứ bảy dành cho ông Thọ và cũng là câu hỏi cuối cùng của chương trình: “Tại sao những người được cho đi đào tạo khi trở về họ lại rũ áo ra đi” ông nói khi được đi đào tạo về họ phải làm một khối lượng công việc lớn hơn trước nhưng chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với những gì hỏ bỏ ra thì đó là điểu không tránh khỏi và đây là câu hỏi kết thúc chương trình nhưng dường như vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra và thơì gian đã quá 10 phút rồi nên trương trình phải dừng lại.

Những bó hoa tươi thắm được gửi tới các vị diễn giả ngày hôm nay:

1002920_477390259043186_532912745_n

Kết thúc chương trình tất cả các room đã dừng lại và mọi người tiếp tục tập trung về khu trung tâm để chụp ảnh lưu niệm. Chương trình đã kết thúc thành công tốt đẹp và để lại rất nhiều dấu ấn trong lòng mỗi người đặc biệt là những sinh viên như chúng tôi.

Hẹn gặp lại vào HR Day 2014.

Nguyễn Trang_Ban Chuyên Môn_CLB HRS.ULSA

563619_448360341936344_1728239768_n


2 bình luận

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 8 – Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu tuyển dụng – Phạm Vân – CLB HRS.ULSA

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 8 CỦA HRDAY 2013:

“XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG”

Ngày hội Nhân sự Việt Nam HRDay 2013 mình lần đầu tiên tham dự với tư cách là một tác giả có bài trong Kỷ yếu cũng đồng thời là một thành viên của CLB “Kỹ năng Nhân sự” HRS.ULSA.

1451485_199642586885553_1687465219_n (1)

Lần đầu được tham dự chương trình về nghề Nhân sự lớn như thế này, mình hồi hộp lắm. Đến đấy với mình là bao nhiêu điều mới mẻ, bao nhiều điều mình phải học tập để rồi cũng là động lực cho mình phấn đấu, đánh bật cái sức “ỳ” trong con người mình đi.

Được tham dự 2 room là room 4 và room 8 cũng như mình cũng đã viết một bài “ HR Day – Cảm xúc lần đầu tham dự”  trên trang cá nhân của mình nhưng mình vẫn muốn được viết được chia sẻ nhiều hơn nữa về nội dung của room 8 “ Văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu tuyển dụng” – phần mà mình đã rất háo hức từ khi ở nhà. Với mục tiêu trở thành nhân viên tuyển dụng độc lập trong vòng 1 năm tới thế nên với mình cách tạo ra được thương hiệu cho nhà tuyển dụng là phần mà mình cần phải được học hỏi trau dồi và may mắn hơn hôm nay toàn được các vị CEO, các chuyên gia cao cấp chia sẻ (thật là vui).

Room 8 với sự dẫn dắt vô cùng ấn tượng của Facilitator Trần Việt Dũng chủ tịch Guidea Việt Nam, phó chủ nhiệm bộ môn Marketing trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Dũng mở đầu chương trình bằng câu nói  nổi tiếng của Charles Darwin “Loài sinh vật tồn tại được không phải là loài mạnh nhất, cũng không phải loài thông minh nhất, mà chính là loài có thể thích nghi được với sự thay đổi.” Và khủng hoảng xảy ra các doanh nghiệp mạnh nhất đó là những doanh nghiệp thích nghi được với khủng  hoảng đó.  Và một doanh nghiệp tồn tại được thì phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, nó được khái quát qua sơ đồ dưới đây:

Untitled

Như vậy “văn hóa doanh nghiệp” và “ thương hiệu” là một trong 2 trục quan trọng trong 8 trục đó. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là những cái có thể nhìn thấy được như: quần áo, trang phục hay tác phong của doanh nghiệp mà nó còn là cách ứng xử, là nội quy của doanh nghiệp đó. Có thể theo dõi nó qua hình vẽ dưới đây: 

2

Những thứ hữu hình là những thứ đơn giản chúng ta có thể dễ dàng tác động vào còn cốt lõi của vấn đề là phải nằm ở các yếu tố vô hình của doanh nghiệp. Theo đó văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành: văn hóa cạnh tranh; văn hóa hợp tác; văn hóa thích nghi; văn hóa quan liêu. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh phải: thấu hiểu các giá trị cốt lõi, cam kết chặt chẽ với các giá trị cốt lõi, thành viên rời bỏ thấp và phải kiểm soát được hành vi của các cá nhân.

Còn thương hiệu là cảm nhận đánh giá trực giác của 1 người về 1 sản phẩm dịch vụ. Sau HR Day 1 ngày mình được một cô giáo chia sẻ “thương hiệu tuyển dụng”  đó là cái nhãn hiệu để cho người ta thương bạn mà thôi. Để nhận biết một thương hiệu cần phải trải qua 4 giai đoạn đó là: nhận biết, liên tưởng, chất lượng cảm nhận, trung thành thương hiệu. Có nhiều yếu tố để nhận diện một thương hiệu, nó có thể khái quát qua sơ đồ sau:

3

Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì cần phải có một nền móng tốt. “Văn hóa doanh nghiệp” và “thương hiệu” đó chính là nền móng của vấn đề.

Hết phần trình bày của thầy Dũng thì đến phần chia sẻ của các chuyên gia, CEO đã khá thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Đầu tiên bác Thuận chủ tịch công ty Cổ phần Traphaco có chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp của Traphaco và điều cốt lõi nhất mà bác chú trọng đến đó chính là “tinh thần người lao động”. Còn theo ông Lý Trường Chiến chủ tịch Trí Tri Group, chuyên gia cao cấp cũng cho rằng văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào văn hóa con người, cần phải giúp con người thấu hiểu hướng dẫn họ thực hiện. Ông Phạm Thành Hưng TGĐ Cen Group cho rằng văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa người lãnh đạo. Vì lãnh đạo là người có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, lãnh đạo cần tạo ra cho mình một “nhãn hiệu” riêng (những cái mà người khác nhìn vào người lãnh đạo có thể đánh giá được). Đặc biệt nên theo văn hóa của người Nhật nên để “lãnh đạo nằm cuối” nhân viên có quyền được nói, quyền được phát biểu mà không bị chỉ trích hay chê trách. Ông cũng chia sẻ tại công ty ông có phòng riêng để mọi người được tự do bày tỏ ý kiến và khi vào phòng đó rồi thì không có sự phân biệt giữa nhân viên với sếp. Người lãnh đạo cùng cần phải có “phản ứng tức thời” nhanh nhẹn, nhân viên làm ngay và người đó cũng phải là người tham gia các hoạt động quần chúng của “anh em”. Thế nên CEN Group có ban ACNM (ăn chơi nhày múa) hàng tháng tự tổ chức các sự kiến gắn kết với nhau thì lãnh đạo phải “chơi” cùng anh em, phải say cùng anh em thậm chí còn phải có “điên” 1 tí vì anh em. Đối với ông Nguyễn Xuân Hoàng TGĐ công ty Misa thì doanh nghiệp cần phải cảm nhận các giá trị của người lao động và xây dựng cho mình văn hóa riêng bằng cách tìm ra các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; cam kết lãnh đạo phong cách gia tiếp và hỗ trợ bằng vật chất như logo, không gian làm việc…Cho người lao động nhận ra rằng họ làm việc không chỉ vì lương mà còn vì rất nhiều thứ khác nữa và những thứ đó cũng chính là những thứ mà họ phải nỗ lực để có. Còn ông Hồng Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hà Nam thì xây dựng văn hóa bằng cách hỗ trợ và kết nối (phần này mình có hơi bị lơ lãng nên nghe không được kỹ, thấy hơi tiếc).

Buổi thảo luận được tiếp diễn với phần hỏi đáp của mọi người. Sau những câu hỏi của mọi người mình có đã rút ra được một số ý. Thứ nhất “khủng hoảng” xảy ra doanh nghiệp phải có sự thay đổi để vượt qua tuy biết rằng có rất nhiều “kẻ thù” sẽ có ý định hãm hại nhưng càng phải quyết tâm. Nhân viên trong doanh nghiệp có thể ra đi nhưng thái độ của mọi người phải như thế nào để họ vẫn ấn tượng với công ty đó là do “vai trò của nhà lãnh đạo- những người truyền cảm hứng cho văn hóa doanh nghiệp”. Tuy nhiên khi thay đổi thi cũng đừng bao giờ quên “trân trọng quá khứ, sống hết mình với hiện tại và dũng cảm hướng tới tương lai”. Thứ hai khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp hãy chú trọng đến các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp vì “2 tí bao giờ cũng tốt hơn 8 tí”. Nếu mỗi thứ một tí sẽ làm loãng đi chất lượng doanh nghiệp làm mọi người không nhớ đến văn hóa doanh nghiệp được nữa. Thứ ba khủng hoảng việc đầu tiên người ta nghĩ nghĩ đến là cắt giảm Nhân sự những nên thay thế nó bằng “tối ưu” năng suất người lao động. Nghĩa là xây dựng văn hóa làm việc nhưng cũng phải xây dựng được các phong trào, vui chơi giái trí. Ngoài ra việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên mới cũng cần phải chú ý đến. Ta có thể tổ chức các buổi đào tạo làm quen,

Còn đối với phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng là phần rất hay mà mình còn muốn nghe thật nhiều hơn nữa. Đối với Misa họ xây dựng thương hiệu tuyển dụng bằng chính văn hóa doanh nghiệp mình. Họ chú trọng đến công tác truyền thông, hướng dẫn nhân viên…Còn ông Chiến chia sẻ thêm về cách xây dựng “thương hiệu tuyển dụng” đó là nhãn hiệu của nhà tuyển dụng để các ứng viên yêu thích ứng tuyển vào. Thứ nhất doanh nghiệp phải có văn hóa độc đáo, đặc trưng đối với đối tương mục tiêu. Thứ hai tuyển dụng, đào tạo hay sa thải cũng phải có văn hóa. Thứ ba đó là biết cách “đánh thức tiềm năng của nhân viên” để nó trở thành “tài năng của nhân viên”.

HRDay 2013 kết thúc hẹn 2014 khi đó HRS.ULSA sẽ có nhiều người tham gia hơn.

Phạm Vân_Ban Chuyên môn_CLB HRS.ULSA

IMG_0048 - Copy
“Tác giả bài viết: Phạm Thị Vân chụp cùng anh Đào Trọng Khang – GĐ DTK Consulting”