HRS.ULSA – Kết nối đam mê

Chia sẻ – Kết nối – Phát triển

[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay – Phạm Thị Vân – CLB HRS.ULSA

1 bình luận

CẢM NHẬN THAM DỰ ROOM 4 CỦA HRDAY 2013:

“KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY”

Ngày hội Nhân sự – HR Day là nơi để những người làm nghề Nhân sự có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trao đổi các thông tin với nhau. Một tân cử nhân chuyên ngành Quản trị nhân lực, thành viên của CLB HRS ULSA như mình may mắn lắm khi được tham dự ngày hội này cùng các anh chị. Và còn may mắn hơn khi mình được hợp tác cùng với Chủ tịch kiêm CEO DTK Consulting Co, Ltd viết bài cho Kỷ yếu. Sau 3 ngày tham gia HR Day về cảm xúc của mình vẫn giữ nguyên, vẫn hào hứng như thế. Mình muốn viết nhiều muốn chia sẻ nhiều hơn về ngày hôm đó cho mọi người.

       Tham gia room 4 và room 8 của HR Day 2013, mình đã có 2 bài viết (một bài đó là khái quát chung của mình, một bài viết riêng cho room 8) và hôm nay mình muốn có một bài viết chuyên sâu hơn nữa về room 4 “Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động” – một chủ đề tương đối “nóng” hiện nay.

“Khủng hoảng kinh tế” là cụm từ mà mọi người hay nhắc đến trong thời gian vừa qua. Khủng hoảng kinh tế làm nhiều doanh nghiệp phải thay đổi các chính sách của mình, cắt giảm nhân sự cũng như các chính sách khác của người lao động cũng là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp áp dụng để đối phó với tình huống này. Do đó mà tranh chấp lao động đã xảy ra ở nhiều doanh nghiệp và tại room 4 này các vị diễn giả sẽ cùng chia sẻ cách để hạn chế và hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động cũng như có thêm một số tư vấn cho mọi người.

Tại room 4 có sự chia sẻ của 3 diễn giả đó là TS Nguyễn Xuân Thu, Chuyên gia cao cấp EduViet về Luật lao động, Phó ban thư ký Bộ Tư pháp; Bà Vũ Thị Thuận Chủ tịch Công ty Traphaco; LS Vũ Dũng Giám đốc công ty tư vấn VDB Việt Nam với Facilitator là bà Lê Thu Hương GĐNS công ty ALS.

Ở phần bắt đầu, TS Thu cũng đã chia sẻ về thực trạng phá sản hiện nay của các doanh nghiệp, từ 2008 – 2012 trung bình mỗi năm có 60.000 doanh nghiệp phá và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2013 có 42000 doanh nghiệp phải “ra đi” . Trong giai đoạn 2008 – 2012, nước ta mỗi năm cũng có khoảng 3000 cuộc đình công nhưng trên thực tế có thể xảy ra nhiều hơn nữa. Và trong giai đoạn hiện nay để phòng ngừa tranh chấp lao động thì doanh nghiệp phải tự mình nhanh chóng điều chỉnh các quy định nội bộ, tăng cường đối thoại và lắng nghe ý kiến, có giải pháp kịp thời khi có tranh chấp xảy ra. Và nếu có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để giải quyết:

1.Untitled

Theo ông Thu thì “tùy” tình huống mà lựa chọn cách nào nhưng nếu có thể thì nên hạn chế sử dụng cách “đối đầu”. Muốn hạn chế đối đầu để giải quyết tranh chấp thì cần phải có: sự am hiểu về văn hóa tổ chức, am hiểu pháp luật; các kỹ năng có liên quan (như nghe, nói, đọc, viết, tố tụng…); sự nhẫn nại và rất nhiều thứ khác nữa.

Bà Thuận cũng đã chia sẻ câu chuyện thực tế tại Traphaco nơi mà bà đã từng nhiều năm liền giữ vị trí Tổng giám đốc và hiện tại đang nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Kể từ khi cổ phần hóa (năm 2000) đến nay ở Traphaco chỉ có duy nhất 1 lần có 17 người xin nghỉ việc còn chưa có cuộc tranh chấp lao động nào xảy ra. Và trong trường hợp này bà cũng chia sẻ cách giải quyết của bà vừa khéo léo, lại vừa thấu tình đạt lý do đó công ty vẫn phát triển mạnh mẽ và vươn lên trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực Dược ở Việt Nam hiện nay. Quan trọng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra “tùy thuộc vào thái độ của người sử dụng lao động” sẽ có nhiều kết quả khác nhau.

Luật sư Vũ Dũng người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vụ tranh chấp lao động đã chia sẻ những điều thực tế đã trải qua trong giai đoạn khủng hoảng này. Khủng hoảng xảy ra nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng cắt giảm không đúng đã dẫn đến tranh chấp lao động. Vậy nên “các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật lao động”. Tranh chấp lao động xảy ra thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt tuy nhiên không nên tạo ra không khí đối đầu, cần có 1 quan điểm rõ ràng khách quan, quan tâm đến giải quyết vấn đề của “hai bên”. Và mình rất ấn tượng với câu nói của Luật sư Dũng “áp dụng đúng, sáng tạo Luật”. Các doanh nghiệp khi có xảy ra tranh chấp không chỉ giải quyết theo đúng Luật ban hành mà còn phải biết sáng tạo nó sao cho hợp lý. Một câu nói đáng để mình cũng như tất cả mọi người phải “học tập và nghiên cứu” sâu hơn nữa về lĩnh vực Luật (một phần mà những người làm Nhân sự phải thực sự rất am hiểu).

Sau phần chia sẻ hết sức ý nghĩa của 3 vị diễn giả đó là đến phần hỏi đáp của các khách mời tham dự hôm đó. Có rất nhiều câu hỏi đã được chuyển lên cho các vị khách mời. Đó là những tình huống thực tế tại các doanh nghiệp đã và đang xảy ra cũng như là các tư vấn hết sức giá trị của các vị diễn giả. Sau phần hỏi đáp này được diễn giả mình đã thu được rất nhiều bài học có giá trị cũng như được mở mang thêm các kiến thức thực tế.

Thứ nhất “văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã” thế nên họ có tính cộng đồng rất cao và những người làm Nhân sự phải hiểu rõ điều này. Đối xử với người lao động phải theo phương châm “tình cảm, tôn trọng” họ thì họ sẽ tôn trọng lại mình. Nếu như không may mà có tranh chấp lao động xảy ra thì người sử dụng lao động phải vững vàng để giải quyết mọi tình huống. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất nên phải có “quan hệ tốt với địa phương” gây ấn tượng tốt cho họ để cho người dân ở đấy hợp tác cùng doanh nghiệp phát triển. Chỉ bằng những hành động như giúp địa phương xây dựng đường xá trường học hay đơn giản giúp họ có trạm y tế nhỏ thôi nhưng hiệu quả và lợi ích sẽ thật lớn đấy.

Thứ hai khi có tranh chấp xảy ra chủ doanh nghiệp phải luôn giữ cho mình một tinh thần vững vàng để có thể đưa ra các quyết định và các chính sách rõ ràng. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay yếu tố hình sự thì các chủ doanh nghiệp nên mời các lực lượng chức năng vào giải quyết để đình công nhanh chóng được giải quyết, hạn chế đến tối thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Thứ ba người làm Nhân sự trong các doanh nghiệp nắm rõ về Luật để có thể vận dụng nó một cách có hiệu quả đặc biệt trong mọi tình huống nên đưa người lao động vào thế “để họ tự đề xuất” như thế sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như hiệu quả hơn trong công tác giải quyết sau này. Đặc biệt là các vi phạm của người lao động trong doanh nghiệp nặng thì nên lập biên bản cho dù người lao động có ký hay không ký thì vẫn có giá trị pháp lý để thuận tiện hơn trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Không chỉ am hiểu Luật mà còn phải biết vận dụng sáng tạo cả Luật nữa. Có thể lấy ví dụ điển hình như trường hợp doanh nghiệp đã hết thời gian ký kết hợp đồng lao động có thời hạn mà không muốn kí kết hợp đồng lao động dài hạn với người lao động thì có những cách nào để giải quyết. Theo TS. Thu trường hợp này có nhiều cách giải quyết và tùy từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng nó. Cách thứ nhất doanh nghiệp có thể dừng ký hợp đồng lao động với người đó sau đó một thời gian lại ký tiếp. Nhưng cách này có hạn chế về mức độ cam kết của người lao động cũng như các thủ tục giải quyết đối với cơ quan Nhà nước rất rắc rối. Cách thứ hai mà các doanh nghiệp phía Nam hay áp dụng đó là ký gối hợp đồng lao động nghĩa là hợp đồng lao động đó chưa hết hạn nhưng ký tiếp hợp đồng mới. Tuy nhiên cách này người sử dụng lao động phải chứng minh được trong công việc của người lao động có các yếu tố thay đổi phải ký kết hợp đồng lao động mới. Cách thứ ba mà rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay và cũng là cách sáng tạo nhất đó là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thời hạn 12 tháng gần đến hết ngày kết thúc hợp đồng lao động doanh nghiệp vận dụng điều 35 của Luật lao động để gia hạn thêm. Luật sư Vũ Dũng người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vụ tranh chấp lao động đã chia sẻ những điều thực tế đã trải qua trong giai đoạn khủng hoảng này. Khủng hoảng xảy ra nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng cắt giảm không đúng đã dẫn đến tranh chấp lao động. Vậy nên “các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật lao động”. Tranh chấp lao động xảy ra thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt tuy nhiên không nên tạo ra không khí đối đầu, cần có 1 quan điểm rõ ràng khách quan, quan tâm đến giải quyết vấn đề của “hai bên”. Nếu buộc phải đối đầu thì nên nghiên cứu kỹ hồ sơ, vụ việc và nhớ “áp dụng đúng, sáng tạo Luật”. Và doanh nghiệp có thể tiếp tục ký kết hợp đồng theo cách đó.

            Thời gian đã quá 15 phút so với quy định nhưng những thắc mắc của mọi người vẫn chưa được giải quyết hết. Đúng là trong thực tế có thật nhiều tình huống và rắc rối có thể xảy ra yêu cầu mình phải luôn cập nhật và nâng cao thêm kiến thức.

Mong rằng có thêm nhiều ngày hội bổ ích như thế này nữa để cho sinh viên chúng mình có cơ hội được giao lưu, học tập hơn nữa. Mới kết thúc HR Day 2013 nhưng mình lại mong nhanh đến HR Day 2014 và khi đó mình sẽ phấn đấu trở thành một chuyên viên tuyển dụng, nâng cao thêm kiến thức hơn nữa.

HR Day 2014 hẹn gặp lại nhé!

Phạm Vân _ Ban chuyên môn_CLB HRS.ULSA

 

 

 

Tác giả: HRS.ULSA

About I. TÊN CỦA CÂU LẠC BỘ: Tên tiếng Việt: CLB Kỹ năng nhân sự – ĐH Lao động xã hội Tên tiếng Anh: Human Resource Skills – University of Labor and Social Affairs Tên viết tắt: HRS.ULSA II. MỤC TIÊU Slogan: Kết nối đam mê Giá trị cốt lõi: chia sẻ – kết nối – phát triển

1 thoughts on “[2013.11.03] HRDAY 2013 – Room 4 – Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay – Phạm Thị Vân – CLB HRS.ULSA

  1. Pingback: HRDAY 2013, hình ảnh và nội dung | Ánh Nguyệt's Blog

Bình luận về bài viết này